4 thuyết tâm lý học về tình yêu

Vì sao con người ta “rơi” vào tình yêu? Tại sao có những mối tình thật bền chặt trong khi đối với người khác lại vô cùng phù du và chóng vánh? Các nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu đã đề xuất ra một vài lý thuyết khác nhau về tình yêu để giải thích cách nó hình thành và tồn tại.

5 thuyết tâm lý học về tình yêu

Tình yêu là cảm xúc cơ bản của con người, nhưng để hiểu như thế nào và vì sao nó xuất hiện không hẳn là dễ dàng. Trên thực tế, trong một thời gian dài, nhiều người đã cho rằng tình yêu đơn thuần là thứ gì đó quá nguyên sơ, huyền bí và thiêng liêng mà khoa học chưa bao giờ hiểu hết được

Sau đây là 4 trong số các lý thuyết chính được đề xuất để giải thích tình yêu và các cảm xúc đi kèm khác.

1. Thích và Yêu

Nhà tâm lý học Zick Rubin cho rằng tình yêu lãng mạn sẽ được cấu tạo từ 3 yếu tố:
• Sự gắn bó
• Sự quan tâm
• Sự thân mật

Rubin tin rằng đôi khi chúng ta cảm nhận sự đề cao và ngưỡng mộ đối với người khác. Chúng ta thích dành thời gian cho người ấy và muốn ở bên cạnh người ấy, nhưng đây không đủ tiêu chuẩn để gọi là tình yêu. Thay vào đó, Rubin cho đấy là thích.

Tình yêu – mặt khác – là cảm giác sâu đậm hơn, mãnh liệt hơn,  mong muốn gần gũi và tiếp xúc thể xác. Những người trong mối quan hệ “thích” tận hưởng sự bầu bạn khi ở cạnh nhau, còn những người đang trong mối quan hệ “yêu” thì quan tâm nhiều đến nhu cầu của người kia cũng như chính mình.

Sự gắn bó là nhu cầu nhận được sự quan tâm, công nhận và tiếp xúc cơ thể với người khác. Việc quan tâm liên quan đến đánh giá nhu cầu và hạnh phúc của người kia ngang bằng với của mình. Sự thân mật giúp chia sẻ suy nghĩ, mong muốn và cảm xúc của người kia.

Dựa trên định nghĩa này, Rubin đã lập ra một bảng câu hỏi để đánh giá thái độ của người khác và nhận thấy rằng những thang đo Thích và Yêu này đã hỗ trợ cho quan niệm của ông về tình yêu.

2. Tình yêu nhân ái và tình yêu say đắm

5 thuyết tâm lý học về tình yêu

Dựa vào nhà tâm lý học Elaine Hatfield và các đồng nghiệp của bà, tình yêu có hai loại cơ bản:

• Tình yêu nhân ái
• Tình yêu say đắm

Tình yêu nhân ái có các đặc điểm như sự tôn trọng, gắn bó, tình cảm, và sự tin cậy lẫn nhau. Tình yêu nhân ái thường phát triển từ sự cảm thông, sự tôn trọng, chia sẻ dành cho nhau.

Tình yêu say đắm có đặc trưng là cảm xúc mãnh liệt, hấp dẫn tình dục, lo lắng và tình cảm. Khi những cảm xúc mãnh liệt này được đáp lại, người ta thường cảm thấy phấn chấn và thỏa mãn. Tình yêu không được đáp lại sẽ dẫn đến cảm giác chán nản và tuyệt vọng.

Theo Hatfield, tình yêu say đắm là nhất thời và thường chỉ kéo dài từ 6 đến 30 tháng. Tình yêu say đắm sẽ nảy sinh khi những kỳ vọng về văn hóa khuyến khích tình yêu, khi một người phù hợp với ý nghĩ định kiến của một người về tình yêu lý tưởng, hoặc khi một người trải qua sự kích thích sinh lý cao độ khi có mặt đối phương. 

Mối quan hệ nên bắt đầu từ tình yêu say đắm và sau đó chuyển thành tình yêu nhân ái, lúc đó các mối quan hệ sẽ bền vững và lâu dài hơn nhiều. Đa số mọi người đều mong muốn một mối quan hệ kết hợp giữa sự an toàn và ổn định của lòng trắc ẩn với tình yêu nồng nàn mãnh liệt – Hatfield cho rằng điều này hiếm khi xảy ra.

3. Bánh xe màu sắc tình yêu

5 thuyết tâm lý học về tình yêu

Trong cuốn sách “The Colors of Love” (tạm dịch “Sắc màu tình yêu”) xuất bản năm 1973 của nhà tâm lý John Lee, ông đã so sánh những cách yêu vào màu bánh xe. Cũng giống như ba màu cơ bản, Lee gợi ý rằng có ba phong cách tình yêu cơ bản. Ba kiểu yêu này là:

Eros: Thuật ngữ eros bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “say mê” hoặc “khiêu dâm.” Lee cho rằng kiểu tình yêu này bao gồm cả niềm say mê thể xác và tình cảm.

Ludos: Ludos xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “trò chơi”. Hình thức yêu này được quan niệm là vui tươi và vui vẻ, nhưng không nhất thiết phải nghiêm túc. Những người thể hiện kiểu tình yêu này không sẵn sàng cho sự cam kết và cảnh giác với quá nhiều sự thân mật.

Storge: Storge bắt nguồn từ thuật ngữ Hy Lạp có nghĩa là “tình cảm tự nhiên.” Hình thức yêu thương này thường được thể hiện bằng tình yêu thương gia đình giữa cha mẹ và con cái, anh chị em và các thành viên trong gia đình. Loại tình yêu này cũng có thể phát triển từ tình bạn, nơi những người có chung sở thích và cam kết dần dần nảy sinh tình cảm với nhau.

Tiếp tục phép tương tự về bánh xe màu sắc, Lee đề xuất rằng cũng giống như các màu cơ bản có thể được kết hợp để tạo ra các màu bổ sung, 3 phong cách tình yêu chính này có thể được kết hợp để tạo ra 9 phong cách tình yêu thứ cấp khác nhau. Ví dụ, kết hợp Eros và Ludos dẫn đến tình yêu cuồng nhiệt hoặc ám ảnh.

6 cách yêu của Lee

*3 cách chính
Eros: Yêu đúng người
Ludos: Yêu như trò chơi
Storge: Yêu như tình bạn

*3 cách phụ
Mania: (Eros + Ludos): Yêu ám ảnh
Pragma: (Ludos+Storge): Yêu thực dụng
Agape: (Eros + Storge): Yêu vị tha

4. Thuyết tam giác của tình yêu

5 thuyết tâm lý học về tình yêu

Nhà tâm lý học Robert Sternberg đã đưa ra một lý thuyết tam giác cho thấy rằng có ba thành phần của tình yêu:

• Sự thân mật
• Say mê
• Cam kết

Sự kết hợp 3 thành phần này dẫn đến các kiểu tình yêu khác nhau. Ví dụ, sự kết hợp giữa tính thân mật và sự cam kết sẽ dẫn đến tình yêu nhân ái (trắc ẩn), còn sự kết hợp giữa say mê và thân mật sẽ dẫn đến tình yêu lãng mạn. Theo Sternberg, các mối quan hệ được xây dựng trên hai hoặc nhiều yếu tố sẽ lâu bền hơn những mối quan hệ dựa trên một thành phần duy nhất.

Sternberg sử dụng thuật ngữ tình yêu trọn vẹn để mô tả sự kết hợp giữa sự thân mật, say mê và cam kết. Theo Sternberg, tuy loại tình yêu này là mạnh mẽ và lâu dài nhất nhưng nó rất hiếm khi xảy ra ngoài đời.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/theories-of-love-2795341