
6 suy nghĩ “tưởng độc hại” mà các cặp đôi cần phải có
Thời gian trước, tôi có viết một bài với tựa đề 6 Dấu Hiệu Bạn Đang Trong Mối Quan Hệ Độc Hại. Kể từ khi được đăng lên, bài viết đã thu hút rất nhiều bình luận – và bạn biết đấy thật căng thẳng khi những trang web nổi tiếng dành cho người lớn được trả tiền để đăng những thứ dành cho người trưởng thành thông minh tự hỏi liệu họ có thể sao chép nó, có vẻ là để kiếm tiền quảng cáo từ những người hành động như những kẻ khốn nạn ở phần bình luận.
(Tôi biết, tôi đúng là kẻ cơ hội.)
Nhưng tôi nghĩ nó rất có ích cho nhiều người. Từ khi viết bài đó, tôi đã nhận được số lượng email cảm ơn đáng kinh ngạc, khoảng 2 chục người nói rằng bài viết đó đã truyền cảm hứng cho họ kết thúc những mối quan hệ tồi tệ (hoặc thậm chí là kết thúc hôn nhân). Có vẻ như bài viết đó đã trở thành hồi chuông thức tỉnh để mọi người chịu buông bỏ và chấp nhận rằng, đôi khi các mối quan hệ khiến bạn phải ngậm đắng nuốt cay.
Nhưng cùng với lời khen, tôi cũng nhận được vô số câu hỏi như: “Nếu những điều này hủy hoại mối quan hệ thì sao, vậy những thói quen nào giúp xây dựng mối quan hệ vui vẻ và lành mạnh?” và “Bài viết về những điều tạo nên mối quan hệ tốt đẹp nằm ở đâu?”.

Đây là những câu hỏi quan trọng. Và chúng xứng đáng có được câu trả lời.
Phải nói rằng trong những năm còn trẻ, tôi có nhiều kinh nghiệm phá các mối quan hệ hơn là khiến chúng tốt đẹp, nhưng tôi bắt đầu hiểu đúng về nó hơn, vì vậy tôi không chỉ muốn viết một bài khác kiểu như “học cách giao tiếp, âu yếm, ngắm hoàng hôn và chơi đùa cùng với những chú cún”. Thành thật mà nói, những bài viết đó thật tệ. Nếu bạn yêu người bạn đời của mình, bạn không cần phải được bảo là hãy nắm tay và ngắm hoàng hôn cùng nhau – hành động này phải hoàn toàn chủ động.
Tôi muốn viết thứ gì đó khác biệt. Tôi muốn viết về những vấn đề quan trọng trong mối quan hệ nhưng rất khó để đối mặt – những thứ như đấu tranh, làm tổn thương nhau, đối mặt với sự không hài lòng, hoặc đôi khi cảm thấy thu hút bởi người khác. Điều đó hoàn toàn bình thường, những vấn đề trong mối quan hệ hàng ngày không được bàn tới bởi vì nói về chó con và hoàng hôn thì dễ dàng hơn nhiều.
Và vì thế, tôi đã viết bài viết này, bài viết đầu tiên về “người anh em song sinh quái dị”. Bài viết giải thích rằng, nhiều thói quen được “chấp nhận ngầm” trong nền văn hóa của chúng ta, âm thầm làm xói mòn sự thân mật, niềm tin và hạnh phúc. Bài viết này giải thích những đặc điểm không phù hợp với câu chuyện truyền thống của chúng ta về tình yêu là gì, và tình yêu có nên là gia vị cần thiết lâu dài trong một mối quan hệ yêu đương không.
1. Có vài mâu thuẫn với đối phương ư? Cứ kệ nó đi
Có một người tên là John Gottman – ông ta giống như Michael Jordan về việc tìm hiểu mối quan hê. Anh ta không chỉ nghiên cứu những mối quan hệ thân mật trong hơn 40 năm, mà thực tế ông ta còn phát minh ra lĩnh vực này.
Gottman đã nghĩ ra quá trình “cắt mỏng” mối quan hệ, một kỹ thuật mà ông ta kết nối các cặp đôi với một loạt thiết bị sinh trắc học và sau đó lưu lại những cuộc trò chuyện ngắn của họ. Gottman sau đó quay lại và phân tích từng khung cuộc trò chuyện, theo dõi dữ liệu sinh trắc học, ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu, và các từ đặc biệt được chọn. Ông ta sau đó tổng hợp lại những dữ liệu để dự đoán liệu cuộc hôn nhân của bạn có tệ hay không.
Quá trình “cắt mỏng” của ông ấy tự hào có một tỷ lệ thành công đáng kinh ngạc 91% trong việc dự đoán những cặp mới cưới sẽ ly hôn trong vòng 10 năm – một kết quả cao bất ngờ cho bất cứ nghiên cứu tâm lý nào (Malcolm Gladwell thảo luận về những phát hiện trong cuốn sách bán chạy nhất của ông ấy, Blink.)
Những buổi hội thảo của Gottman cũng báo cáo tỷ lệ thành công trong việc cứu vãn các cuộc hôn nhân rắc rối cao hơn 50% so với tư vấn hôn nhân truyền thống. Những tài liệu nghiên cứu của ông đã giành đủ các giải thưởng học thuật để lấp đầy tiểu bang Delaware. Và ông ta đã viết 9 cuốn sách về chủ đề mối quan hệ thân thiết, liệu pháp hôn nhân, và khoa học về lòng tin.
Vấn đề là khi hiểu được điều gì làm cho các mối quan hệ lâu dài thành công, John Gottman sẽ xỉa xói vào mặt bạn và chế nhạo bạn.
Và điều đầu tiên Gottman viết trong tất cả hầu hết các cuốn sách là: Việc cho rằng các cặp đôi phải giải quyết được tất cả các mâu thuẫn là một chuyện không tưởng.
Trong cuộc nghiên cứu của ông về hàng ngàn cặp vợ chồng hạnh phúc, vài cặp đôi đã kết hôn hơn 40 năm, ông ta liên tục phát hiện rằng hầu như các cặp đôi thành công có những vấn đề dai dẳng chưa giải quyết, những vấn đề mà đôi khi họ đã đấu tranh hơn cả thập kỷ. Trong khi đó, nhiều cặp đôi không thành công khăng khăng giải quyết mọi thứ bởi vì họ tin rằng không nên có sự bất đồng giữa bọn họ. Rất nhanh sau đó là khoảng trống trong mối quan hệ.
Con người thích mơ mộng về “tình yêu đích thực”. Nhưng nếu nó thực sự tồn tại trên đời, thì đôi khi chúng ta phải chấp nhận những điều chúng ta không thích.
Những cặp đôi thành công chấp nhận và hiểu rằng những cuộc tranh cãi là không thể tránh khỏi, rằng luôn có những thứ nhất định chúng ta không thích về người bạn đời, hoặc những thứ bất đồng – tất cả đều ổn cả. Bạn không cần cảm thấy phải thay đổi ai đó để yêu họ. Và bạn không nên để những bất đồng cản trở mối quan hệ hạnh phúc và lành mạnh.
Đôi khi, cố gắng giải quyết mâu thuẫn có thể tạo thêm nhiều vấn đề hơn là sửa chữa nó. Những cuộc chiến đơn giản là không đáng có. Và đôi khi, chiến lược quan hệ tối ưu nhất là sống và sống.
2. Sẵn sàng làm “tổn thương nhau“

Vợ tôi dành rất nhiều thời gian trước gương bởi vì cô ấy quan tâm tới vẻ ngoài của mình. Những tối trước khi ra ngoài, cô ấy thường rời phòng tắm sau một giờ trang điểm/ làm tóc/ thay đồ/ bất cứ điều gì mà phụ nữ hay làm và hỏi tôi rằng cô ấy trông như thế nào. Cô ấy trông rất tuyệt vời, nhưng thỉnh thoảng cô ấy cố gắng làm điều gì đó mới với mái tóc hoặc mang đôi bốt của một nhà thiết kế thời trang hào hoa nào đó đến từ Milan mà cho nó là xu thế dẫn đầu. Và nó không hiệu quả.
Khi tôi nói với cô ấy điều này, cô ấy thường nổi điên lên. Và khi cô ấy quay lại về phía tủ đồ để làm lại mọi thứ và khiến chúng tôi bị trễ hết 30 phút, cô ấy tuôn ra một loạt từ có 4 chữ cái (may là chúng bằng tiếng Bồ Đào Nha) và đôi khi còn quăng một vài từ vào tôi.
Đàn ông thường nói dối trong tình huống này để làm bạn gái/ vợ vui lòng. Nhưng tôi thì không. Tại sao ư? Bởi vì trung thực trong mối quan hệ còn quan trọng với tôi hơn là lúc nào cũng thấy tốt đẹp. Người cuối cùng mà tôi phải kiểm duyệt bản thân là người phụ nữ tôi yêu.
May mắn là, tôi đã kết hôn với người phụ nữ đồng ý rằng cả hai lúc nào cũng nên thành thật với nhau. Đôi khi cô ấy gọi tôi về những điều nhảm nhí, và đó là một trong những đặc điểm quan trọng mà cô ấy cho tôi với tư cách là người bạn đời. Chắc chắn là cái tôi sẽ bị bầm dập và tôi than phiền và cố gắng tranh cãi, nhưng vài giờ sau tôi thường trở lại hờn dỗi và thừa nhận rằng cô ấy đúng và thánh thần ơi cô ấy khiến tôi trở thành một người tốt hơn mặc dù tôi ghét nghe lời nói thật từ cô ấy vào lúc đó.
Khi ưu tiên cao nhất của chúng ta luôn là làm cho bản thân cảm thấy tốt, hoặc luôn làm cho người bạn đời của chúng ta cảm thấy tốt, sau đó thường thì không ai cảm thấy tốt cả. Và mối quan hệ của chúng ta tan vỡ trước khi chúng ta nhận ra điều đó.
Điều quan trọng là hãy làm cho thứ gì đó trở nên quan trọng hơn trong mối quan hệ của bạn hơn là khiến cho chúng ta lúc nào cũng cảm thấy tốt đẹp. Cảm giác tốt-mặt trời mọc và chó con- chúng xảy ra khi bạn khám phá ra điều quan trọng nhất: giá trị, nhu cầu, sự tin tưởng.
Nếu tôi cảm thấy ngột ngạt và muốn có thời gian một mình, tôi cần có thể nói ra điều đó mà không đổ lỗi cho cô ấy và cô ấy cần nghe được điều đó mà không đổ lỗi cho tôi cho dù nó có gây ra những cảm giác khó chịu. Nếu cô ấy cảm thấy tôi lạnh lùng và không đáp lời cô ấy, cô ấy cần có thể nói ra mà không đổ lỗi cho tôi và tôi cần có thể lắng nghe mà không đổ lỗi cho cô ấy, cho dù có phát sinh những cảm giác khó chịu.
Những cuộc đối thoại này rất quan trọng nếu chúng ta muốn giữ gìn một mối quan hệ lành mạnh mà có thể đáp ứng nhu cầu của mọi người. Không có chúng, chúng ta sẽ lạc mất nhau.
3. Sẵn sàng kết thúc mối quan hệ khi cần thiết
Sự hy sinh lãng mạn được lý tưởng hóa trong nền văn hóa của chúng ta. Hãy cho tôi xem hầu hết các bộ phim mà sự lãng mạn làm chủ đề chính và phim đó nhất định kể về một nhân vật tuyệt vọng và thiếu thốn, đối xử với bản thân như một con chó để yêu ai đó.
Sự thật là những tiêu chuẩn của chúng ta về một mối quan hệ thành công thường khá vặn vẹo. Nếu một mối quan hệ kết thúc và không có ai chết, thì chúng ta sẽ xem đó là một thất bại, bất kể những tình huống dễ xúc động và thực tế hiện hữu trong cuộc sống của họ. Và đó là một loại ngớ ngẩn.
Romeo và Juliet nguyên bản được viết như một bản châm biếm để tiêu biểu cho những thứ sai trái với tình yêu trẻ trung, lãng mạn và những niềm tin phi lý về những mối quan hệ có thể khiến cho bạn làm những điều ngu ngốc như uống thuốc độc bởi vì ba mẹ của bạn không thích ba mẹ của cô gái.
Nhưng bằng cách nào đó, chúng ta bắt đầu nghĩ đến câu chuyện tình lãng mạn. Loại lý tưởng hóa phi lý này khiến cho mọi người ở lại với người bạn đời mà đã đối xử tệ bạc với họ, sẵn sàng từ bỏ nhu cầu và danh tính của họ, biến bản thân thành những kẻ tử vì đạo mãi mãi bất hạnh, đè nén nỗi đau của bản thân để duy trình một quan hệ “chỉ có cái chết mới chia lìa được chúng ta.”
Đôi khi, thứ duy nhất làm cho mối quan hệ thành công là kết thúc vào thời điểm cần thiết, trước khi nó trở nên quá độc hại. Và sự sẵn sàng làm điều đó cho phép chúng ta thiết lập giới hạn cần thiết để giúp cho chúng ta và người bạn đời phát triển cùng nhau.
“Tôi bắn chính mình để yêu em; nếu tôi yêu bản thân mình tôi sẽ bắn em.”
– Marilyn Manson
“Chỉ có cái chết mới chia lìa chúng ta” là điều lãng mạn và tất cả, nhưng khi chúng ta tôn thờ mối quan hệ như thứ gì đó quan trọng hơn bản thân chúng ta – và quan trọng hơn giá trị, hơn nhu cầu, và mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta – chúng ta tạo nên động lực bệnh hoạn mà không có trách nhiệm giải trình.
Chúng ta không có lý do để làm việc với bản thân và phát triển bởi vì cho dù thế nào đi nữa thì người bạn đời của chúng ta luôn ở đó. Và người bạn đời của chúng ta không có lý do để làm việc với bản thân họ và phát triển bởi vì chúng ta luôn ở bên cạnh họ cho dù có chuyện gì đi nữa. Tất cả điều này đều mời gọi sự trì trệ và sự trì trệ đồng nghĩa với sự đau khổ.
4. Bạn có cảm tình với chàng trai/cô gái nào đó khác người yêu mình? Chẳng sao hết!

Một trong những hành động bạo ngược tinh thần mà chúng ta đối mặt trong một mối quan hệ không trung thực là tình huống mà suy nghĩ nhẹ nhàng về cảm xúc hay tình dục không liên quan đến người bạn đời của bạn đều có nguy cơ phản bội cao.
Cho dù chúng ta muốn tin rằng chúng ta chỉ hướng về người bạn đời của mình, sinh học lại nói điều ngược lại. Ngay khi chúng ta vượt qua giai đoạn trăng mật với đôi mắt đầy sao và oxytocin, sự mới lạ của người bạn đời có thể dần nhạt đi. Và không may mắn là, tình dục lại một phần gắn liền với sự mới lạ. Tôi nhận được email mọi lúc từ nhiều người trong cuộc sống hôn nhân/ mối quan hệ hạnh phúc mà họ bị che mắt bởi việc tìm kiếm ai đó hấp dẫn và họ cảm thấy bản thân kinh khủng vì điều đó. Nhưng sự thật là, không chỉ chúng ta có khả năng tìm kiếm nhiều người hấp dẫn và thú vị cùng lúc. Đó là một điều tất yếu về mặt sinh học.
Cái không phải là điều tất yếu là sự lựa chọn của chúng ta có hành động theo luật hấp dẫn hay không. Hầu hết chúng ta lựa chọn không hành động theo cảm giác đó hầu hết thời gian. Và như những cơn sóng, chúng đi qua chúng ta và bỏ chúng ta lại với người bạn đời giống như cách chúng tìm thấy chúng ta.
Điều này kích hoạt tội lỗi trong một vài người và sự ghen tị vô lý ở nhiều người khác. Các kịch bản văn hóa cho chúng ta biết rằng khi chúng ta rơi vào vòng xoáy tình yêu, đó đã được xem là kết thúc câu chuyện. Và nếu có ai đó tán tỉnh chúng ta và chúng ta thích thú với điều đó , hoặc nếu chúng ta bắt gặp bản thân thỉnh thoảng có giấc mơ gợi cảm sai lầm, thì hẳn là có điều gì đó không ổn với với chúng ta hoặc với mối quan hệ.
Nhưng đơn giản đó không phải là vấn đề. Thực tế, sẽ tốt hơn nếu chúng ta cho phép những cảm giác này và sau đó để chúng qua đi.
Khi bạn đè nén những cảm giác này, bạn trao sức mạnh cho chúng, bạn để chúng sai khiến hành vi của bạn vì bạn (đè nén) hơn là sai khiến hành vi của bạn cho chính bản thân bạn (thông qua việc cảm nhận chúng và chọn không làm bất cứ điều gì).
Những người đè nén những sự thúc giục này thường là cuối cùng không chịu nổi và đột ngột thấy họ đang ép chặt thư ký vào tủ đựng chổi và không biết họ đến đó bằng cách nào và vô cùng hối hận khoảng 22 giây sau đó.
Những người đè nén sự thúc giục này thường là những người hướng họ vào người bạn đời của mình và trở nên ghen tuông mù quáng, cố gắng điều khiển từng suy nghĩ của người bạn đời, thu hút tất cả sự chú ý và tình cảm của người bạn đời lên họ.
Những người đè nén sự thúc giục này thường là người bắt đầu một ngày bất mãn và thất vọng mà không hiểu lý do tại sao, hoặc tự hỏi tất cả những ngày đã trôi qua và nói những thứ như, “nhớ lại chúng ta đã từng yêu như thế nào không??”
Nhìn những người hấp dẫn là thú vui. Nói chuyện với những người hấp dẫn là niềm vui. Nghĩ về những người hấp dẫn là điều thú vị. Điều đó sẽ không thay đổi vì tình trạng mối quan hệ trên Facebook của chúng tôi. Và khi bạn giảm bớt những xung động này tới những người khác, bạn cũng sẽ giảm bớt những xung động tới người bạn đời của mình. Bạn đang giết chết một phần của bản thân, và sau cùng nó chỉ quay trở lại để làm hại mối quan hệ của bạn.
Bây giờ khi tôi gặp một người phụ nữ đẹp, tôi thích thú như bất kỳ người đàn ông nào. Nhưng nó cũng gợi cho tôi nhớ vì sao trong số những người phụ nữ xinh đẹp mà tôi từng gặp và hẹn hò, tôi lại chọn vợ mình. Tôi thấy được ở phụ nữ hấp dẫn những điều mà vợ tôi có và hầu hết mọi phụ nữ khác còn thiếu.
Và trong khi tôi đánh giá cao sự chú ý hay thậm chí là tán tỉnh, kinh nghiệm đó chỉ củng cố sự cam kết của tôi. Sự hấp dẫn ở mọi nơi, còn thân mật thực sự thì không.
Khi chúng ta cam kết với một người, chúng ta không cam kết suy nghĩ, cảm giác và nhận thức của chúng ta với họ. Chúng ta không thể kiểm soát suy nghĩ, cảm giác và nhận thức mọi lúc, vậy làm sao chúng ta có thể thực hiện cam kết đó?
Thứ chúng ta có thể kiểm soát là hành động của chúng ta. Và cái chúng ta cam kết với người đặc biệt đó là những hành động. Hãy để mọi thứ khác đến và đi, vì nó chắc chắn sẽ xảy ra.
5. Không “dính” lấy nhau cả ngày
Tất cả chúng ta đều có người bạn đó đã biến mất một cách bí ẩn ngay khi họ bước vào mối quan hệ. Bạn thấy điều đó mọi lúc: đàn ông đi gặp ai đó và ngừng chơi bóng rổ và đi chơi với bạn bè của anh ta, hoặc người phụ nữ đột ngột quyết định yêu từng cuốn truyện tranh và chơi trò chơi mà người bạn đời của cô ấy thích cho dù cô ấy không biết cách cầm bộ điều khiển XBox. Và điều đó thật rắc rối, không chỉ cho chúng tôi mà còn cho họ.
(Lưu ý: nếu không có điều nào nghe giống bạn hoặc ai đó mà bạn biết, có thể sẽ là một ý kiến hay để tìm hiểu về kiểu gắn bó của bạn.)
Khi chúng ta yêu, chúng ta phát triển những niềm tin và mong muốn vô lý. Một trong những mong muốn đó là cho phép cuộc sống của chúng ta bị chết dần với người mà chúng ta mê đắm. Điều này có cảm giác rất tuyệt – nó làm bạn say như cách cocaine làm bạn say (thật đấy). Và vấn đề chỉ nổi lên khi điều này thật sự xảy ra.
Vấn đề với việc cho phép danh tính của bạn bị lu mờ bởi một mối quan hệ lãng mạn là bạn thay đổi để gần gũi với người bạn yêu, bạn không còn là người mà họ đã yêu ngay từ đầu.
Đôi khi có khoảng cách với người bạn đời của bạn rất quan trọng, khẳng định sự độc lập của bạn, duy trì vài sở thích hoặc sự quan tâm của riêng bạn. Có vài bạn bè riêng biệt; thỉnh thoảng đi du lịch đâu đó một mình; hãy nhớ điều gì đã tạo nên bạn và điều gì đã đưa bạn gần đến người bạn đời của bạn ngay từ đầu.
Không có oxy để thở, ngọn lửa giữa hai bạn sẽ tắt ngúm và những gì từng nhen nhóm chỉ còn là sự ma sát.
6. Chấp nhận khuyết điểm của đối phương

Trong cuốn tiểu thuyết Đời nhẹ khôn kham, Milan Kundera kể rằng có hai loại người sát gái: 1) đàn ông luôn tìm kiếm người phụ nữ hoàn hảo và không bao giờ tìm được, và 2) đàn ông luôn thuyết phục bản thân từng người phụ nữ mà họ gặp đều đã hoàn hảo.
Tôi yêu thích sự quan sát này và tin rằng nó áp dụng không chỉ cho kẻ sát gái, mà là bất cứ ai luôn thấy mình trong các mối quan hệ không bình thường. Họ cố gắng khiến cho người bạn đời trở nên hoàn hảo bằng cách “sửa” hoặc thay đổi bạn đời, hoặc họ đánh lừa bản thân vào suy nghĩ rằng người bạn đời của họ đã hoàn hảo.
Đây là một trong những điều gần như không phức tạp như bề ngoài. Hãy chia nhỏ nó ra:
- Mỗi người đều không hoàn hảo và có thiếu sót.
- Bạn không thể ép buộc một người thay đổi.
- Vì vậy, bạn phải hẹn hò với ai đó có những thiếu sót mà bạn có thể sống cùng hoặc trân trọng nó.
Thước đo chính xác nhất cho tình yêu của bạn với ai đó là bạn cảm thấy như thế nào về khiếm khuyết của họ. Nếu bạn chấp nhận chúng và thậm chí yêu thích vài thiếu sót của họ – sự ám ảnh sạch sẽ của cô ấy, sự vụng về trong xã hội của anh ấy – và họ có thể chấp nhận và thậm chí yêu thích vài thiếu sót của bạn, thì, đó là dấu hiệu của sự thân mật thật sự.
Một trong những câu diễn đạt tốt nhất (và sớm nhất) cho ý này xuất phát từ Plato dưới dạng truyện thần thoại. Trong tác phẩm Symposium, Plato viết rằng con người ban đầu là ái nam ái nữ và toàn thể. Họ không cảm thấy thiếu thốn, không bất trắc, và họ mạnh mẽ, quá mạnh mẽ đến nổi họ vươn lên và thách thức các vị thần.
Điều này đặt ra một vấn đề cho các vị thần. Họ không muốn hoàn toàn quét sạch chủng tộc loài người vì khi đó họ sẽ không có ai để cho họ thống trị, nhưng họ cũng phải làm gì đó để hạ thấp và đánh lạc hướng nhân loại.
Vì vậy, Zeus đã chia mỗi người thành hai người, một đàn ông và một đàn bà (hoặc một đàn ông và một đàn ông, hoặc một phụ nữ và một phụ nữ) và buộc họ phải dành thời gian tồn tại ngắn ngủi của mình đi khắp thế giới để tìm một nửa còn lại, một nửa mà có thể khiến cho họ cảm thấy một lần nữa trọn vẹn và mạnh mẽ. Và sự trọn vẹn này không đến từ cuộc gặp của hai nửa hoàn hảo, mà là cuộc gặp của hai nửa không hoàn hảo, hai nửa không hoàn hảo vừa bổ sung vừa bù đắp cho khuyết điểm của nhau.
Nghệ sĩ Alex Grey từng nói rằng: “Tình yêu đích thực là khi bệnh lý của hai người bổ sung cho nhau”. Theo định nghĩa thì tình yêu là điên rồ và vô lý. Và tình yêu đẹp nhất phát huy khi những sự bất hợp lý bổ sung cho nhau, và những sai sót của chúng ta say mê lẫn nhau.
Đó có thể là sự hoàn hảo của chúng ta thu hút sự hoàn hảo khác ngay từ đầu. Nhưng sự không hoàn hảo của chúng ta quyết định chúng ta có ở bên nhau hay không.
Theo https://markmanson.net/healthy-relationship-habits