
7 bí mật đời tư bạn không nên chia sẻ với người khác
Rất nhiều người trong số chúng ta có một thói quen xấu là quá thẳng thắn với cảm xúc của mình. Điều này có thể làm chúng ta trở nên giống như một quyển sách mở toang với người lạ. Chắc chắn chúng ta chẳng muốn như vậy chút nào – và sau tất cả, bí mật chính là một phần gia vị của cuộc sống. Giữ ranh giới rõ ràng giữa đời tư cá nhân và cuộc sống chuyên nghiệp là một kỹ năng khó. Bạn phải trở nên kỹ tính hơn với việc chọn ai là người cùng bạn chia sẻ những bí mật đó, bởi vì, thật không may là không phải ai cũng có ý tốt với bạn.

Điều quan trọng là bạn cần phải chắc chắn rằng một số chuyện đời tư của mình không thể được sử dụng để làm tổn thương bạn. Thật hữu ích khi có một danh sách cơ bản về những thông tin cá nhân mà bạn đừng nên bao giờ chia sẻ với ai. Nếu bạn không biết cách để lên danh sách này, chúng tôi sẽ giúp bạn. Thực ra, chúng tôi đã kết hợp một số bí mật mà bạn luôn phải giữ cho riêng mình, cho dù có bất kỳ sự thôi thúc mạnh mẽ nào khiến bạn phải chia sẻ chúng với mọi người.
“Bí quyết để có một đời sống cá nhân thực thụ là không trả lời quá nhiều câu hỏi về nó.”
Joan Collins
DƯỚI ĐÂY LÀ 7 ĐIỀU BÍ MẬT VỀ ĐỜI TƯ MÀ BẠN ĐỪNG BAO GIỜ KỂ VỚI AI
1. Những oán hận trong quá khứ
Chúng ta đều có những câu chuyện tiêu cực trong đời tư của mình về những người mà chúng ta không thích. (Hãy nhớ về những người bạn học hay đồng nghiệp cũ mà bạn đã từng có ác cảm nhiều năm về trước – và có thể giờ vẫn còn? Vâng, tương tự như ở đây). Điều tốt nhất là hãy buông bỏ những cảm xúc này và nói về nó càng ít càng tốt khi ở nơi công cộng. Việc này là vì bạn và cũng chính là vì người khác, vì sự tiêu cực sẽ làm bạn mệt mỏi.
Không chỉ để cảm nhận, mà còn để lắng nghe. Người ta thường thích trò chuyện với những người tích cực, những người có thể mang lại cho họ những sự hiểu biết sâu sắc và thú vị – chứ không phải người chỉ biết phàn nàn về những người mà ngay cả họ còn chẳng biết. Hãy buông bỏ những thứ làm bạn phiền muộn. Hãy cố gắng tập trung vào hiện tại, và bạn sẽ thấy rằng ngày càng có nhiều người thích nói chuyện với bạn hơn đấy.
2. Tài sản cá nhân
Như chúng ta đã biết, có một số thứ trong cuộc sống còn quan trọng hơn giá tiền của nó. Nhưng đôi khi, chúng ta không thể ngừng khoe khoang về chiếc xe mà chúng ta mới có, hay cái điện thoại mà chúng ta mới mua ở một mức giá hời. Giống như những thông điệp mà bộ phim Parks and Recreation mang đến, đồng nghiệp của bạn cũng chẳng thèm quan tâm cách mà bạn đã đối xử với chính bản thân mình đâu. Điều đó có thể làm cho bạn trở nên kiêu ngạo và ám ảnh quá độ với giá tiền của mọi thứ hơn là ý nghĩa độc đáo của nó. Khiêm tốn là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời. Bạn nên thử lan tỏa nó trong những cuộc trò chuyện của mình xem sao.
3. Những mục tiêu trong tương lai

Có thể bạn thấy điều này khó xảy ra, nhưng có luận điểm khoa học thực sự đằng sau củng cố cho sự thật rằng bạn hoàn toàn có thể đạt được những mục tiêu dài hạn của mình nếu bạn không chia sẻ điều đó với người khác. Khi bạn nói với người khác về những khát vọng trong tương lai của mình, bạn có thể cảm thấy như thể những sự vui thích khi đạt được mục tiêu bị lấy mất. Vì vậy, bạn không còn làm việc chăm chỉ để đạt được nó nữa. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ giữ những mục tiêu đó cho bản thân mình thôi thì bạn sẽ có nhiều cơ hội đạt được nó hơn. Và một khi bạn làm được điều đó, hãy thoải mái kể cho cả thế giới biết về nó.
4. Thu nhập của bạn
Chỉ có một vài người được phép biết mọi chi tiết về thu nhập của bạn, đó là những người làm việc trong ngân hàng. Tiền bạc chưa bao giờ là một chủ đề hay để bàn tán ở nơi công cộng, bởi vì bạn sẽ không bao giờ có thể biết được tình hình tài chính của bất kỳ ai. Có vẻ như bạn khoe khoang và không hề có ý gì cả. Tiền bạc – và kiến thức về tài chính – có thể làm cho những mối quan hệ trở nên không thể cứu vãn được. Một khi tình hình tài chính của bạn bị công khai, mọi người sẽ chỉ nhìn bạn với một con mắt khác mà không có ý định giúp đỡ gì bạn đâu. Để tự cứu mình khỏi những trường hợp khó xử như vậy, hãy giữ bí mật các thông tin về thu nhập của bạn vào các báo cáo ngân hàng.
5. Việc từ thiện
Có thể bạn đã từng nghe rằng làm những việc tốt rồi sẽ được báo đáp. Đúng thôi, và bạn sẽ không bao giờ được khuyến khích ngừng làm những việc tốt – tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu khoe khoang khắp nơi về việc tốt đó thì nó lại mang một quan điểm hoàn toàn khác đấy.
Một khi bạn bắt đầu khoác lác về một việc tốt mà mình đã làm thì thực ra bạn chỉ làm nó cho bản thân bạn mà thôi, do vậy bạn đã tự làm cho những việc tốt đó trở nên vô nghĩa mất rồi. Nhiều nhà bác ái vĩ đại trên thế giới vẫn mai danh ẩn tích vì một lý do rất chính đáng. Khi bạn làm một việc từ thiện, chính là bạn muốn mọi sự chú ý được hướng đến người khác hoặc cũng có thể là bạn đang giúp đỡ và không vì chính mình.
6. Sự giác ngộ
Mọi người đều tìm kiếm sự cứu rỗi và giác ngộở những điều khác nhau. Một số người tìm đến tôn giáo, số khác thì tìm đến thể thao, số khác nữa thì tìm đến sự chánh niệm và thiền định. Cho dù bạn có chọn gì đi nữa thì đừng bắt ép người khác cũng phải chọn nó. Bởi vì những điều chắc chắn khiến bất kỳ ai tránh khỏi lựa chọn giác ngộ của bạn cũng chính là bất kỳ quan điểm nào về việc rao giảng rằng nó tốt như thế nào và sẽ chẳng còn thứ nào khác phù hợp với họ nữa. Rồi sau đó bạn chỉ cần biến thành một trong số họ – những người gào thét trên những con phố về việc tôn giáo của họ đúng như thế nào. Bạn có thường xuyên lắng nghe những gì họ nói không? Đó cũng chính là những gì bạn sẽ làm khi bạn bắt đầu “rao giảng” đấy.

7. Chuyện gia đình
Cho dù đó là chuyện về người thân hay họ hàng, thì bạn chỉ nên giữ những vấn đề đó ở trong phạm vi gia đình mà thôi. Đừng lợi dụng lòng tin của mọi người. Bạn được kể và biết về những bí mật đó vì bạn rất gần gũi với họ, nhưng họ cũng không cho phép bạn đi rêu rao khắp nơi với mọi người về những điều đó đâu. Họ tâm sự với bạn, và đi phá vỡ sự tin tưởng đó chính là điều tồi tệ nhất mà bạn có thể làm với họ đấy. Hãy tôn trọng bí mật của người khác. Bù lại, bạn hoàn toàn có thể mong họ đối xử lại như vậy với bạn đấy.
Kết luận
Chúng ta muốn nghĩ rằng tất cả mọi người đều thích biết mọi thứ về đời tư của chúng ta, nhưng thật không may là điều đó rất hiếm xảy ra. Có những cuộc trò chuyện mà bạn vẫn nên tham gia, trong một vài trường hợp nhất định. Và cũng có những cuộc trò chuyện mà bạn đừng nên tham gia vào. Hãy họ cách phân biệt điều đó để chắc chắn rằng bạn không thành người lắm chuyện. Những suy nghĩ tích cực rất quan trọng trong quá trình này. Cuối cùng, đừng tự hạ mình nếu bạn đang làm bất kỳ điều gì trong những điều kể trên. Chỉ cần bắt đầu tìm cách để trở nên tốt hơn từ bây giờ thôi.
Nguồn: www.powerofpositivity.com