Bạn là kiểu người luôn trì hoãn, hay làm việc “vừa đủ hiệu quả”?

Bạn là kiểu người luôn trì hoãn, hay làm việc "vừa đủ hiệu quả"?

Bài viết này được truyền cảm hứng từ hai sự việc:

1. Một người đồng nghiệp của tôi luôn đợi tới phút cuối cùng mới hoàn thành công việc. Còn tôi thì luôn cố gắng hoàn thành công việc sớm bởi vì đợi đến phút cuối mới làm sẽ khiến tôi rất căng thẳng. Khi tôi hỏi người đồng nghiệp về việc trì hoãn đến phút cuối, cô ấy trả lời rằng “Đó là phương pháp kịp lúc: Tại sao phải tốn năng lượng cho đến khi bạn thật sự cần?”

2. Khi tôi giao bài tập cho sinh viên, tôi luôn đưa ra thời hạn nộp bài tập cụ thể là vào nửa đêm. Và lúc nào cũng vậy, tôi luôn nhận một đống bài tập trong khoảng thời gian 23:55 – 23:59, vài bài nộp trễ hơn một vài phút sau nửa đêm. (Tôi đã không phạt, nhưng có lẽ tôi nên chứ?). Bây giờ tôi điều chỉnh thời gian nộp bài thành 22:00 – tôi muốn sinh viên của tôi đi ngủ sớm!

Trường hợp này có phải là một kiểu “trì hoãn tiêu cực” không? Hay như đồng nghiệp tôi nói, đó chỉ đơn thuần là “sự hiệu quả kịp lúc“?

Đầu tiên, hãy xem xét mặt tốt của việc trì hoãn. Thực tế cho thấy rằng, khi phải ra quyết định về điều gì đó, việc trì hoãn hành động cho đến phút cuối cùng có thể giúp bạn ra quyết định tốt hơn.

Thứ hai, trong cuộc sống bận rộn ngày nay, việc trì hoãn hành động có thể giúp chúng ta tạm thời “gạt” một vài nhiệm vụ sang một bên để ưu tiên những việc chúng ta cần hoàn thành trước.

Cuối cùng, sự trì hoãn có thể giúp giảm áp lực cho chúng ta trong ngắn hạn. Hãy tưởng tượng bạn có một báo cáo quan trọng phải hoàn thành để gửi cho sếp. Việc này khiến bạn lo lắng và cảm thấy căng thẳng bởi vì nó quan trọng, nhưng nếu bạn “gạt” nó sang một bên trong chốc lát và nghỉ ngơi một chút, bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng hơn nhiều, và điều này có thể giúp bạn làm báo cáo tốt hơn.

Khi nào trì hoãn là không tốt?

Tất nhiên, việc trì hoãn liên tục có thể gây ra nhiều vấn đề. Thường xuyên nộp thuế muộn, trì hoãn đi khám sức khỏe hàng năm hay mất quá nhiều thời gian để nộp đơn xin việc đều có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. 

Hai nhà tâm lý học Tice và Baumeister đã nghiên cứu sự trì hoãn của sinh viên đại học và họ thấy rằng những sinh viên hay trì hoãn thường sẽ gặp nhiều áp lực hoặc mắc những bệnh do căng thẳng áp lực gây ra, đồng thời có điểm trung bình thấp hơn những sinh viên “biết lo xa”.

Nguyên nhân gây ra sự trì hoãn là gì?

Bạn là kiểu người luôn trì hoãn, hay làm việc "vừa đủ hiệu quả"?

Hai nguyên nhân sau đây có thể giải thích tại sao con người có xu hướng trì hoãn – quản lý thời gian kém và điều tiết cảm xúc kém. Những cá nhân gặp rắc rối trong việc lên lịch và hoàn thành nhiệm vụ sẽ thường xuyên chậm trễ trong việc “chạy deadline”. Ngoài ra, nếu một người không thích nhiệm vụ đang làm thì họ có thể bị xao nhãng bởi những việc khác hay ho hơn và chuyển sự tập trung của họ vào những việc này.

Có thể có nhiều hình thức trì hoãn. Một số người có thể cố tình trì hoãn, còn số khác thì làm điều này trong vô thức. Thang đo bên dưới sẽ giúp bạn xác định bạn thuộc “dạng trì hoãn” nào, cùng xem nhé.

Thang đo mức độ trì hoãn không chủ ý

Mức độ đồng tình của bạn đối với những mục sau (1 = Không đồng ý tới 5 = Hoàn toàn đồng ý):

  • Tôi hiếm khi bắt đầu nhiệm vụ ngay khi tôi được giao, ngay cả khi tôi có ý định bắt đầu.
  • Tôi dự định hoàn thành công việc, nhưng đôi khi điều này không xảy ra.
  • Tôi thật sự muốn mọi thứ hoàn thành đúng thời gian, nhưng hiếm khi tôi làm được.

Còn về người đồng nghiệp với ý tưởng làm việc “vừa kịp thời gian” thì sao? Các tiêu chí liên quan như sau:

  • Không cần thiết phải hoàn thành sớm khi mà có rất nhiều thời gian để làm việc đó.
  • Bạn không đạt được gì bằng cách hoàn thành công việc sớm cả.
  • Tôi có được năng lượng khi deadline đang đến gần.

Một dạng trì hoãn nhẹ nhàng hơn – có khả năng đứng sau xu hướng “nộp bài vào phút chót” của các sinh viên – được giới thiệu trong thang đo mức độ trì hoãn của C.H. Lay.

Vậy cách giải quyết là gì?

Nếu là một người hay trì hoãn, bạn có thể làm gì? Tham gia khóa học quản lý thời gian sẽ có ích đấy. Hoặc hãy thử chia các nhiệm vụ lớn và khó khăn thành nhiều phần nhỏ, dễ dàng hơn và tự thưởng cho bản thân khi hoàn thành từng nhiệm vụ nhỏ.

Bạn cũng có thể tự nhắc nhở bản thân hoàn thành nhiệm vụ bằng cách sử dụng chương trình lịch tự động hoặc tìm một người bạn có khả năng giúp đỡ bạn trong việc này.

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/cutting-edge-leadership/202004/are-you-procrastinator-or-just-efficient

%d bloggers like this: