
Chúng ta sẽ trở thành những gì mình nghĩ

Những suy nghĩ của chúng ta không chỉ là suy nghĩ. Chúng là thứ sẽ dẫn dắt và định hình cuộc sống của chúng ta. Chúng tạo nên suy nghĩ của chúng ta về thế giới và mọi thứ xung quanh.
Napoleon Hill đã từng nói rằng: “tâm trí ta có thể đạt được tất cả những thứ mà nó có thể nhận thức và tin tưởng”. Tâm trí chính là công cụ quyền năng giúp chúng ta vươn tới thành công.
Nếu chúng ta tin rằng chúng ta có thể thành công, theo lẽ thường, ta sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu chúng ta tin rằng chúng ta sẽ thất bại vậy thì thường ta sẽ thất bại. Điều này không có nghĩa rằng chúng ta có khả năng tiên đoán, nó chỉ đơn giản là chúng ta thường tin những điều luẩn quẩn trong đầu mình.
Nếu bạn có tư duy cầu tiến, bạn tin rằng bạn có thể cải thiện bản thân hoặc tin là cơ hội luôn tồn tại xung quanh mình. Ngược lại, nếu bạn có tư duy bảo thủ, bạn tin rằng bạn không thể thay đổi năng lực của mình và các cơ hội luôn bị giới hạn.
Đức Phật đã từng nói: “Tâm trí là tất cả. Ta trở thành những gì mà ta nghĩ”. Nếu bạn có thể kiểm soát tâm trí của bạn, bạn có thể điều khiển cuộc đời bạn.
Bạn có thể bị trói buộc bởi những suy nghĩ của mình hoặc được tự do nhờ nó. Lựa chọn của bạn sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của bạn.
Tư duy

Điều này có thể nghe giống như là nhận thức, tin tưởng và thành công, không nghi ngờ rằng những suy nghĩ của chúng ta sẽ điều khiển hiện thực của chúng ta.
Cũng như cách những cuộc độc thoại trong đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của ta, những suy nghĩ không có gì khác biệt. Những gì chúng ta nghĩ định hình cách chúng ta sống. Điều này đã được biết đến từ rất lâu. Vào khoảng 2000 năm trước, triết gia Khắc kỷ Seneca đã nhận thức được điều này.
“Tất cả mọi thứ đều dựa vào suy nghĩ của chúng ta…. Con người ta sẽ đau khổ như những gì họ tự thuyết phục bản thân mình.”
Câu trích dẫn này khiến tôi nghĩ về bản thân mình. Vào tháng 6 năm 2017, tôi lần đầu tiên trải qua những cơn hoảng loạn. Tôi không hề biết rằng chuyện gì đang xảy ra và chỉ ngây thơ nghĩ rằng tôi đang bị đau tim.
Mặc dù đã đi đến bệnh viện và xác nhận rằng đó chỉ là một cơn hoảng loạn, tâm trí vẫn tiếp tục đánh lừa tôi. Bất cứ khi nào cơ thể tôi đau nhức một chút, tâm trí tôi sẽ làm quá lên và tôi sẽ trở nên lo lắng.
Tôi tự thuyết phục bản thân rằng mình có đủ loại vấn đề. Hiếm khi nào mà tôi không nghĩ rằng có thứ gì đó không ổn với tôi. Khi là vấn đề về tim, u não hoặc ung thư, tôi liên tục thuyết phục bản thân rằng có gì đó không ổn với tôi.
Mặc dù tôi biết rằng đó không phải là vấn đề, nhưng tôi vẫn không thể dừng suy nghĩ. Những suy nghĩ luôn hướng về cơ thể của tôi và liệu có điều gì đó không ổn với nó.
Điều buồn cười là trước cơn hoảng loạn đầu tiên, tôi chưa bao giờ nghĩ như vậy. Tất nhiên là tôi có chút lo lắng bởi những cơn đau nhói hoặc những cơn đau khác thường, nhưng tôi chưa từng hoàn toàn hoảng loạn vì chúng. Tôi cũng chắc chắn là chưa bao giờ ám ảnh về chúng ngày này sang ngày khác.
Cứ như thể tâm trí của tôi đã bị “ám ảnh” bởi sự việc ngày hôm đó và những suy nghĩ của tôi được “cài đặt” chế độ lo lắng cho sức khỏe của mình.
Tôi đã tự thuyết phục bản thân mình rằng có gì đó không ổn trong khi không hề có. Những suy nghĩ của tôi làm tôi cảm thấy khốn khổ và căng thẳng. Tôi đã trói buộc bản thân bằng chính những suy nghĩ của mình.
Kiểm soát suy nghĩ của bạn là kiểm soát cuộc đời bạn

Tâm trí là một công cụ quyền năng. Nó có thể trở thành người bạn tốt nhất của bạn hoặc kẻ thù kinh khủng nhất. Những suy nghĩ của tôi khiến tôi lo lắng và bất an. Chỉ đến khi tôi nhìn nhận lại sự việc và tìm kiếm sự giúp đỡ, tôi mới có thể hướng bản thân vào con đường đúng đắn.
Bạn có thể không có vấn đề về tâm lý, nhưng những suy nghĩ vẫn có thể đánh lừa bạn. Nếu bạn tin rằng bạn không thể làm được điều gì đó, vậy thì bạn đang lập trình bản thân cho sự thất bại. Thậm chí ngay trước cả khi bắt đầu, bạn đã nghi ngờ liệu bạn có thể thành công không, đó chính là công thức của thảm họa.
Những suy nghĩ giống như đất, nơi mà những giá trị và cuộc sống của chúng ta được gieo trồng và phát triển. Chúng ta sống theo những gì mà chúng ta luôn nghĩ. Những suy nghĩ này có thể vô hình, nhưng sức mạnh của chúng thể hiện ở cách chúng ảnh hưởng và khiến chúng ta hành động.
Chúng có thể mở rộng thế giới quan nhưng cũng có thể kìm hãm sự phát triển của chúng ta. Chúng ta đều có những suy nghĩ tiêu cực ở một thời điểm nào đó và thật ra thì không có vấn đề gì với điều đó cả, vấn đề chỉ xuất hiện khi ta đầu hàng với những suy nghĩ tiêu cực đó.
Viktor Frankl đã từng nói: “Con người có thể bị tước đi mọi thứ, ngoại trừ một thứ: điều cuối cùng trong sự tự do của loài người – khả năng lựa chọn thái độ trong bất kì hoàn cảnh nào”.
Suy nghĩ là của chúng ta và chỉ của chúng ta mà thôi. Chúng ta có thể chọn lựa cách chúng ta cảm nhận, cách chúng ta sống. Vì vậy những suy nghĩ của chúng ta rất quan trọng, vì chúng kiểm soát hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống.
Nếu bạn muốn thay đổi cách suy nghĩ và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình, bạn phải hành động. Không ai khác ngoài bạn sống với suy nghĩ của bạn. Nếu bạn không làm việc đó thì ai sẽ làm?
Epictetus đã có câu hỏi khá hay về vấn đề này: “Bạn định chờ bao lâu trước khi mang lại điều tốt nhất cho bản thân mình?”
Nguồn: medium