Hãy rõ ràng thay vì “cố tỏ ra tốt bụng” khi đụng đến vấn đề tiền bạc

Theo một nghiên cứu mới, dễ dàng thỏa hiệp không tốt cho sức khỏe tài chính của bạn chút nào.

Bạn ra ngoài ăn tối với bạn bè, và tới lúc tính tiền, luôn có một khoảnh khắc ngượng ngùng giữa các bạn khi chia nhau thanh toán hóa đơn. Bạn cảm thấy bạn nên trả nhiều tiền hơn những người khác, vì bạn đã ăn món khai vị đắt nhất, rồi sau đó còn ngấu nghiến ăn thêm cả món tráng miệng.

Tuy vậy, khi bạn đang chuẩn bị trả một khoản hợp lý cho những gì mình đã ăn thì một đứa bạn bảo rằng nên chia đều hóa đơn cho tất cả mọi người. Bạn cảm thấy đây không phải là một quyết định hợp lý và bạn cũng không hiểu vì sao người bạn này lại hào phóng như vậy.

Ngoài ra, bạn phát hiện rằng cũng chính người này thường tặng những món quà đắt tiền, quyên góp rất nhiều cho những hoạt động từ thiện, và sẵn sàng cho bạn bè mượn tiền khi cần. Tất cả những điều trên đều ổn nếu bạn của bạn giàu có, nhưng bạn biết rằng sự thật không phải là vậy.

Những thái độ với tiền và những gì liên quan tới nó là một khía cạnh chưa được khám phá nhiều trong tâm lý học. Các nhà kinh tế học hành vi không tập trung cụ thể vào những nhân tố đơn lẻ tác động tới hành vi tiêu tiền và mua hàng của mọi người, và các nhà tâm lý học nhân cách lại hiếm khi nghiên cứu về việc ra quyết định liên quan tới vấn đề kinh tế.

Tuy nhiên, khi bạn hiểu rằng ý tốt của bạn mình là một điều gì đó không quá dễ dàng và có giới hạn, thì vấn đề này lại liên quan đến tính cách.

Vào năm 2018, theo Sandra Matz của Đại học Columbia và Joe Gladstone của Đại học London, có một số nghiên cứu nhỏ tìm hiểu về mối quan hệ giữa việc ra quyết định liên quan đến kinh tế – nhân cách. Nhìn chung, mọi người thường chi nhiều hơn tiết kiệm, những người có tâm lý bất ổn (hay sợ hãi và lo lắng) thường dễ rơi vào cảnh nợ nần hơn vì họ là những người phải tiêu tiền.

Những người tính tình ngay thẳng thì khôn ngoan hơn trong thói quen chi tiêu của mình. Những nghiên cứu chỉ ra rằng “những đặc điểm xã hội không mong muốn thường song hành với những hành vi tài chính không mong muốn – và ngược lại”. Mặt khác, những “nice guys” trong các mối quan hệ của bạn thường dễ lâm vào tình trạng “cháy túi” nhất vì họ không biết cách quản lý tài chính của mình.

Khuynh hướng tin tưởng và hào phóng khiến cho họ dễ hi sinh những nguồn lực riêng của mình cho người khác và dễ cảm thấy tổn thương khi hứa những điều mà có thể sau này họ không thể thực hiện được. Trong các cuộc đàm phán, những người dễ thỏa hiệp sẽ thường cảm thấy yếu thế hơn đối tác của họ – những người sẽ không phá vỡ nguyên tắc của mình chỉ để tỏ ra tử tế.

Thêm vào đó, theo Matz và Gladstone, những người dễ thỏa hiệp không quan tâm nhiều về vấn đề tiền bạc. Họ luôn cho đi, vì đó không là ưu tiên hàng đầu của họ và có những thứ mà tiền bạc không thể mua được. Điều này hoàn toàn bình thường nếu họ có đủ nguồn lực cho bản thân và có khả năng đóng góp tài chính cho gia đình, nhưng nếu thu nhập của họ không cao thì họ có thể sẽ gánh những hậu quả tiêu cực.

Hãy rõ ràng thay vì "cố tỏ ra tốt bụng" khi đụng đến vấn đề tiền bạc
Ảnh: pixabay

Để kiểm tra mối quan hệ giữa sự “dễ thỏa hiệp” và những mối ưu tiên tài chính, những nhà nghiên cứu người Mỹ và Anh đã thực hiện nhiều nghiên cứu với những người trưởng thành được chọn ngẫu nhiên trên mạng.

Hai nghiên cứu đầu tiên kiểm tra mô hình giả thuyết của nghiên cứu bằng cách yêu cầu người tham gia kể về khoản tiền họ có trong tài khoản ngân hàng (khoản tiết kiệm), khoản tiền họ nợ trong các khoản vay và số dư thẻ tín dụng. Người tham gia được yêu cầu hoàn thành thước đo tiêu chuẩn về tính cách của người dễ thỏa hiệp, sau đó trả lời những câu hỏi để xác định thái độ của họ đối với tiền bạc và phong cách đàm phán.

Thái độ đối với tiền bạc bao gồm những mục như: “Có rất ít thứ tiền không thể mua được”, và “Tiền có thể giúp bạn được người khác chấp nhận”. Bảng tóm tắt các kiểu đàm phán yêu cầu những người tham gia đánh giá cách mà họ xử lý những xung đột cá nhân ở nơi làm việc, với những mục như: “Tôi thường đáp ứng các mong muốn của người khác”.

Những bài kiểm tra ban đầu của mô hình đã hỗ trợ cho giả định của Matz và Gladstone, rằng người dễ thỏa hiệp không đặt quá nhiều giá trị vào tiền bạc và những gì mà tiền bạc có thể mang lại. Điều này không có nghĩa là họ là những người đàm phán kém, mà là họ không cảm thấy có động lực để “canh chừng” ví tiền của mình.

Trong một số nghiên cứu khác, điểm số tính cách của một số thanh thiếu niên được thử nghiệm đầu tiên trong độ tuổi 16 – 17 được sử dụng để dự đoán thu nhập trong vòng 25 năm sau – tức là khi họ khoảng 42 tuổi.

Những nghiên cứu toàn diện này được thực hiện cùng nhau và cung cấp sự hỗ trợ mạnh mẽ cho mối quan hệ giữa tính cách và hành vi tài chính. Trong bất kỳ nghiên cứu nào, người dễ thỏa hiệp đều luôn có nguy cơ gặp rủi ro tài chính cao hơn khi mức thu nhập của họ thấp. Sự kết hợp giữa tính dễ thỏa hiệp cao và thu nhập thấp thường dẫn đến mức tiết kiệm thấp, tỉ lệ nợ và vỡ nợ cũng cao hơn. Đối với người có thu nhập cao hơn, mối quan hệ này không xuất hiện, bởi vì những cá nhân giàu có này thực sự không phải lo lắng về tiền bạc.

Hãy rõ ràng thay vì "cố tỏ ra tốt bụng" khi đụng đến vấn đề tiền bạc
Ảnh: pixabay

Có thể bài học đáng tiếc của câu chuyện này là nếu bạn cần tiền, hãy vay mượn một người có tính dễ thỏa hiệp. Ngược lại, nếu bạn là một người dễ thỏa hiệp, bạn cần phải cẩn trọng hơn với thói quen chi tiêu của mình, nếu không muốn tài khoản của mình rơi vào tình tình trạng “báo động”.

Vì vậy, mặc dù việc coi trọng các mối quan hệ hơn vật chất rất đáng ngưỡng mộ nhưng nếu bạn là người có tính dễ thỏa hiệp, dễ dãi trong việc chi tiêu thì hãy đảm bảo “việc dễ dãi” này phải ở mức an toàn và đủ để bạn và gia đình sống thoải mái nhé.

Nguồn: www.psychologytoday.com

Leave a Reply