Trở thành “người quan sát” cuộc đời của chính mình

Khả năng có thể quan sát cuộc sống mà không phán xét là hình thức cao nhất của trí thông minh.

Khi bắt đầu phán xét chính là ta đang tự ngáng đường mình.

Khi tôi nói về việc ngáng đường mình chính là nói về Cái Tôi của mỗi người. Nó luôn tìm cách để trở thành một điều gì đó hơn là để cho ta thấy những thứ vốn rất rõ ràng trước mắt.

Bạn chỉ có thể trở thành Người quan sát của cuộc đời mình nếu bạn chấp nhận sống chậm lại và để tâm đến mọi thứ bạn đang làm, những điều bạn đang nói và những cảm giác bạn đang có.

Trở thành "người quan sát" cuộc đời của chính mình

Chúng ta đều là “tù nhân” của những thói quen

Gần như mọi ngày của chúng ta đều được lấp đầy bằng những công việc cần phải hoàn thành. Ta thức dậy mỗi sáng, ra khỏi giường, ngồi thiền hoặc tập thể dục, sau đó ăn sáng và cuối cùng là chuẩn bị đồ đạc để đi làm. Ta làm việc cả ngày, sau đó ăn trưa và lại tiếp tục lao vào guồng quay đó. Tối đến, ta trở về nhà, ăn tối, sau đó đọc một cuốn sách hoặc xem một bộ phim để giải trí, và cuối cùng là đi ngủ để kết thúc một ngày mệt mỏi.

Lịch trình hằng ngày của chúng ta đều quá dễ đoán. Ta làm mọi thứ mà chẳng cần phải suy nghĩ.

Mọi người gần như đều dán mắt vào điện thoại di động. Bạn hãy thử để ý xem, có bao nhiêu người vừa đi vừa ngắm cảnh vật xung quanh, và bao nhiêu người chỉ biết cúi đầu xuống loay hoay với chiếc điện thoại của mình.

97% thời gian của chúng ta đều đang ở “chế độ tự lái”.

Chúng ta không hề hiện hữu, không hề có ý thức và không hề sống cuộc đời của mình một cách trọn vẹn nhất. Bởi vì ta sống quá nhanh để có thể trân trọng tất thảy những vẻ đẹp mà cuộc sống này mang lại.

Bạn có thường xuyên bước lùi về sau một bước và quan sát một ngày của mình không? Hãy quan sát những suy nghĩ, những cảm xúc và cả những trải nghiệm của mình.

Sự quan trọng của việc trở thành “người quan sát” (observer) đời mình

Khi bạn luyện tập nghệ thuật quan sát, hãy “lùi về phía sau” và tập trung vào những gì đang xảy ra.

Bạn sẽ học được nhiều hơn thế. Bạn sẽ thấy được những điều nhỏ nhặt mà mình thường bỏ lỡ, vì bạn đang bị cuốn vào guồng quay hối hả của cuộc sống.

Bạn sẽ nghĩ rằng “Ồ, ý nghĩa của tất cả những điều đó là gì?”

Vấn đề ở đây chính là chúng ta nói về những bộ máy. Điều này có nghĩa, chúng ta là những thành phẩm của quá khứ của chính mình. Ta tiếp tục lặp đi lặp lại những câu chuyện giống nhau, phạm phải những sai lầm giống nhau nhưng lại chẳng học được gì từ chúng.

Ta đều có một bộ vi xử lý được lập trình sẵn trong não. Để có thể cài đặt một chương trình mới, ta phải định dạng lại dữ liệu của nó, xóa hết ổ cứng và bắt đầu lại.

Một chương trình mới, một hiện thực mới

Trở thành "người quan sát" cuộc đời của chính mình

Nếu muốn tạo ra những thay đổi có ý nghĩa, ta cần phải sử dụng “loại mã” khác để cài đặt một chương trình mới.

Dữ liệu cần xóa phải được thiết lập lại ở một phần khác nằm sâu trong não bộtâm trí vô thức.

Đây chính là điều khác xa sự thật mà hầu hết ta đều nghĩ là sự thật, là hiện thực.

Ta sẽ không biết được sự khác biệt này bởi vì ta không phải là một người quan sát đúng nghĩa. Ta chỉ là chương trình của cuộc đời ta, chỉ biết lặp đi lặp lại những hình mẫu.

Cách duy nhất mà ta có thể đạt được những thay đổi lâu dài đó là tạo ra hiện thực của mình một cách có ý thức, chứ không phải là lặp đi lặp lại những điều cũ. Theo thời gian, mọi thứ sẽ trở thành một chương trình mới và một hiện thực mới.

Hãy bắt đầu lắng nghe những suy nghĩ và những lời mình nói. Điều đó sẽ mang lại cho bạn những dấu hiệu về những chương trình đã cũ và lỗi thời trong bạn đấy.

Hãy để ý đến tất cả những điều thôi thúc bạn và hãy thách thức chúng. Tại sao những điều đó lại thôi thúc bạn? Những niềm tin này có nguồn gốc từ đâu?

Những chương trình này đã ăn sâu vào mỗi chúng ta đến mức chúng đã thực sự tạo thành những ký ức dạng tế bào mà ta truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Các tế bào cũng giống như não của chúng ta, đều có các thụ thể. Dù bạn có tin hay không thì những ký ức từ tế bào đó có thể được truyền lại từ xa xưa, như tổ tiên của ta vậy.

Chúng ta kế thừa những câu chuyện, những niềm tin và cả những thực tế của họ như thể đó là trải nghiệm của chính mình.

Thay đổi đến từ nhận thức

Trở thành "người quan sát" cuộc đời của chính mình

Ta không thể thấy được những hình mẫu nếu ta còn ở trong nó.

Đó là lý do vì sao hầu hết mọi người đều cảm thấy rất khó để thay đổi. Họ không biết bắt đầu từ đâu. Vậy nên họ chẳng làm gì cả.

Thực ra nó đơn giản hơn bạn nghĩ. Bạn chỉ cần trở thành Người quan sát của cuộc đời mình.

Hãy bắt đầu theo dõi những suy nghĩ, những cảm xúc và hành động của mình. Không phán xét.

Chỉ vậy thôi.

Còn nếu không, chúng sẽ ngốn của bạn rất nhiều năng lượng và thời gian. Bạn đang phải đấu tranh với những chương trình lỗi thời – những chương trình đã không cho bạn đủ không gian để tập trung vào việc tạo ra những thay đổi.

Là một người luôn hỏi “tại sao”, tôi luôn tò mò về lí do vì sao mọi người lại suy nghĩ và hành động theo những cách như vậy. Khi tôi hỏi họ thì họ chỉ nói rằng “Tôi không biết” hoặc “Tôi chưa từng nghĩ về nó”.

Hãy bắt đầu nhận thức nhiều hơn, có ý thức hơn và tò mò hơn về lí do cho những việc bạn làm.

Hãy thách thức những suy nghĩ và hệ niềm tin của mình. Bạn sẽ bắt đầu nhận ra chương trình của mình chỉ bằng cách hỏi “những chương trình này thuộc về ai?”

9 trên 10 lần, bạn sẽ nhận ra đó là thực tế và niềm tin của một người khác, chứ không phải bạn.

Một khi bạn thật sự trở thành một Người quan sát cuộc đời mình mà không phán xét, mục đích sống của bạn sẽ mở ra ngay trước mắt. Bạn sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh, về lý do tại sao bạn đang ngồi đây và ý nghĩa cuộc đời mình.

Không ràng buộc chính là sự giải thoát khỏi vật chất

Trở thành "người quan sát" cuộc đời của chính mình

Master Choa Kok Sui – người thầy vĩ đại của tôi nhiều năm về trước đã từng chia sẻ, “sự tự nhận thức về chân lý của thực tại cho thấy rằng, bạn và ý thức của bạn không thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ điều gì. Chỉ có “tâm trí của bản ngã” mới khiến bạn tin khác đi.

Sự tách rời khỏi cảm xúc chính là khả năng buông bỏ, bước ra khỏi lý trí và tiến sâu vào trái tim. Chỉ từ nơi đó bạn mới tìm thấy chân lý của mình.

Trong suốt những năm qua, tôi đã chứng kiến nhiều người thoát khỏi những khuôn mẫu và chương trình cũ kỹ – những thứ đã không thể đi cùng họ được nữa.

Không phải đùa đâu nhé. Họ trông như thể trẻ hơn 10 tuổi và đã trải nghiệm qua một giai đoạn thức tỉnh thực sự. Họ đã chuyển hóa, cải tạo và thay đổi cuộc sống của mình bằng cách “cài đặt một chương trình” mới. Họ đã tự cho mình một cá tính hoàn toàn mới mẻ.

Đây chính là cơ hội để bạn lấy lại sức mạnh.

Đã đến lúc bạn phá bỏ hết những bức tường ngăn cản bản thân trở thành con người thật của mình. Hãy buông bỏ tất cả những niềm tin, những câu chuyện và những gì bạn cho rằng đó là thực tế dành cho mình.

Bây giờ chính là lúc bạn cần tạo ra những câu chuyện mới, những thực tại mới và khởi đầu mới. Thành công chính là có thể làm việc với khả năng lãnh đạo tiềm ẩn trong bộ não của bạn – phần tâm trí có ý thức – phần mà ta mới chỉ dành 3 – 5% thời gian của mình cho nó.

Bạn phải sẵn sàng và chuẩn bị để thực hiện và chịu khó đào sâu. Bạn sẽ tạo ra những liên kết thần kinh mới bằng cách thực hành việc quan sát cuộc sống của mình hằng ngày mà không phán xét.

Bạn chính là tác giả cho câu chuyện đời mình.

Nguồn: https://www.catherineplano.com.au/become-the-observer-of-your-life/

%d bloggers like this: