“Tư duy ngược” – lối tư duy của các tỷ phú

"Tư duy ngược" - lối tư duy của các tỷ phú
Ảnh: unsplash

“Tất cả những gì tôi muốn biết là tôi sẽ chết ở đâu, để tôi không bao giờ bén mảng đến đó.”

Đây là câu nói nổi tiếng của Charlie Munger, đối tác kinh doanh của Warren Buffett và là Phó chủ tịch của công ty trị giá hàng tỷ đô la, Berkshire Hathaway.

Charlie Munger là một doanh nhân và nhà đầu tư người Mỹ với tài sản ròng trị giá gần 2 tỷ đô la.

Mặc dù Munger tin rằng sự thành công của ông và Buffett chủ yếu dựa vào kỹ năng và kiến thức, nhưng ông cũng thường nhấn mạnh rằng chính cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho sự thành công của họ.

Cụ thể, Munger gợi ý rằng việc suy nghĩ và lập kế hoạch ngược lại với những gì bạn muốn xảy ra có thể mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh trong bất cứ điều gì bạn dự định làm.

Lối tư duy này, còn được gọi là “tư duy ngược”, đã được các nhà tư tưởng, nhà khoa học, nhà triết học theo chủ nghĩa khắc kỷ và nhà đổi mới sử dụng trong suốt chiều dài lịch sử loài người.

Đây là cách suy nghĩ theo kiểu trái ngược mà chúng ta chưa bao giờ được dạy ở trường, nhưng điều cốt yếu là giải quyết các vấn đề khó khăn theo cách độc đáo và đưa ra quyết định đúng đắn một cách nhất quán.

Bài viết sau đây là những gì bạn cần biết về lối tư duy ngược và cách áp dụng nó trong cuộc sống để có thể giải quyết các vấn đề khó khăn một cách dễ dàng hơn, đồng thời giúp cải thiện việc ra quyết định và đổi mới ý tưởng tốt hơn.

Thế nào là tư duy ngược?

"Tư duy ngược" - lối tư duy của các tỷ phú
Ảnh: unsplash

“Tư duy ngược” là cách tư duy về những gì bạn muốn đạt được theo chiều ngược lại.

Nói cách khác, thay vì chỉ nghĩ về những gì bạn cần làm để đạt được điều bạn muốn, bạn “lật lại” vấn đề và xem xét những điều mà bạn không muốn nó xảy ra.

Ví dụ, khi tôi mới bắt đầu thuyết trình trước đám đông và đấu tranh với nỗi sợ hãi, tôi tập trung vào việc tránh phạm phải những sai lầm trong khi thuyết trình, thay vì suy nghĩ làm sao để phát biểu thật hay.

Một ví dụ khác là khi tôi đang viết bài này. Thay vì suy nghĩ về những gì tôi cần để viết một bài viết hay, tôi tập trung vào việc tránh tạo ra một bài viết tệ như việc sử dụng ngôn ngữ phức tạp, những từ lặp đi lặp lại không thực tế….

“Tư duy ngược” bắt nguồn từ nhà toán học người Đức, Carl Jacobi, người đã có những đóng góp đáng kể cho nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình.

Đặc biệt, Carl Jacobi nổi tiếng trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn bằng cách sử dụng chiến lược đơn giản là ‘man muss immer umkehren, hay nói cách khác, “ngược, ngược nữa, ngược mãi”.

Carl Jacobi tin rằng các vấn đề khó có thể được giải quyết dễ dàng và nhanh chóng hơn bằng cách diễn đạt chúng theo cách ngược lại.

Bằng cách đặt câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu điều ngược lại là sự thật, Carl Jacobi đã đổi mới các giải pháp cho các vấn đề quen thuộc, giúp anh có những đóng góp độc đáo cho lĩnh vực công việc của mình.

Thành công = Quyết định tốt – Quyết định không tốt

"Tư duy ngược" - lối tư duy của các tỷ phú
Ảnh: unsplash

Lợi ích lớn nhất của lối tư duy ngược là nó sẽ giúp bạn tránh được các quyết định tồi tệ ngăn cản bạn đạt được mục tiêu của mình.

Charlie Munger nhấn mạnh điểm này:

“Quan trọng là hãy cố gắng không hành động ngu ngốc, thay vì cố gắng trở nên thông minh, điều đó sẽ tạo nên lợi thế lâu dài.”

Hãy ‘xoay ngược’ vấn đề, ‘đảo chiều’ góc nhìn. Điều gì xảy ra nếu tất cả các kế hoạch của chúng tôi đi sai hướng? Chúng ta muốn đi đâu và sẽ đến đó bằng cách nào? Thay vì tìm kiếm thành công, hãy lập một danh sách những ‘cách’ dẫn đến thất bại – sự lười biếng, đố kị, oán giận, tự thương hại, quyền lợi và tất cả các thói quen của những kẻ thất bại. Liệt kê ra và tránh phạm phải chúng là bạn đã gần đến đích. Giống như kiểu nói” Hãy cho tôi biết tôi sẽ chết ở đâu và tôi sẽ không bao giờ đến đó.”

Chỉ cần suy nghĩ về những gì bạn muốn tránh hoặc ngược lại với những gì bạn muốn đạt được, bạn có thể lập kế hoạch hiệu quả để ngăn chặn thất bại.

Kết hợp với lối suy nghĩ cầu tiến, tư duy ngược có thể giúp bạn tìm ra giải pháp cho các vấn đề khó khăn có thể đã kìm hãm bạn trong nhiều năm.

Như Munger đã phát biểu:

“… Bạn phải nghĩ ngược lại, giống như một người đơn giản chỉ muốn biết mình sẽ chết ở đâu để anh ấy sẽ không bao giờ đến đó. Thật vậy, nhiều vấn đề có thể được giải quyết. Đó là lý do vì sao Pythagoras đã áp dụng tuu duy này để chứng minh rằng căn bậc hai của hai là một số vô tỷ.

Tỷ phú Warren Buffett cũng sử dụng tư duy ngược tương tự để ra các quyết định kinh doanh và đầu tư.

Thay vì tập trung vào cách kiếm nhiều tiền hơn, như hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường làm, Buffett tập trung vào việc làm sao để không mất tiền:

“Quy tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền. Quy tắc số 2: Không bao giờ quên quy tắc số 1.”
-Warren Buffett

Làm thế nào để sử dụng tư duy ngược trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn

Đầu tiên, bạn sẽ nghĩ về những gì bạn muốn xảy ra. Sau đó, chỉ cần nhìn nhận vấn đề theo hướng ngược lại và suy nghĩ về các giải pháp đối nghịch, điều đó sẽ giúp bạn đạt được những gì bạn không muốn xảy ra.

Sau đó, bạn cần phải vận dụng các “giải pháp phòng ngừa” để tránh những “giải pháp đối nghịch”.

Dưới đây là ba ví dụ đơn giản sử dụng “tư duy ngược” để tìm ra giải pháp cho các vấn đề hàng ngày:

Thay vì nghĩ: “Làm sao tôi có khách hàng mới?

Hãy nghĩ: “Điều gì ngăn cản tôi kiếm khách hàng mới?hoặc “Điều gì sẽ khiến khách hàng mới không tìm đến công ty tôi?”

Giải pháp ngược: giảm khuyến mãi quảng cáo, không chia sẻ lợi ích làm việc với doanh nghiệp, không nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu khách hàng.

Giải pháp phòng tránh: Chạy các chương trình khuyến mãi, quảng bá lợi ích của doanh nghiệp trên phương tiện truyền thông xã hội, phỏng vấn khách hàng tiềm năng.

Thay vì nghĩ: Làm sao tôi có thể giảm cân?

Hãy nghĩ: “Làm thế nào để không phải giảm cân?”

Giải pháp ngược: Tránh giảm lượng calo hàng ngày bạn tiêu thụ, tập trung vào kết quả nhanh chóng thay vì thay đổi thói quen, không theo dõi điều chỉnh chế độ ăn uống, không có thói quen tập thể dục hàng ngày.

Giải pháp phòng tránh: thay đổi môi trường để khiến việc ăn uống lành mạnh trở nên dễ dàng hơn, sử dụng ứng dụng tập thể dục hàng ngày để theo dõi khẩu phần ăn và sử dụng nhật ký sức khỏe để theo dõi quá trình tập luyện.

Thay vì nghĩ: “Làm thế nào tôi có thể trở thành một nhà lãnh đạo tốt?

Hãy nghĩ: “Điều gì ngăn tôi trở thành một nhà lãnh đạo tốt?

Giải pháp ngược: đổ lỗi cấp dưới cho tất cả những sai lầm và “ôm” mọi lợi nhuận khi công ty làm ăn tốt. Yêu cầu mọi người đưa ra ý kiến nhưng lại không bao giờ nghe theo. Không khuyến khích sự đóng góp từ các thành viên trong nhóm.

Giải pháp phòng tránh: Lãnh đạo bằng cách làm gương. Dành 80% thời gian lắng nghe và chỉ chỉ 20% đưa ra ý kiến góp ý. Xét thưởng rõ ràng và công nhận những nỗ lực của team. Khuyến khích những ý tưởng mới và nhận lời phê bình một cách công tâm.

Nghĩ “ngược”

Chúng ta có xu hướng nhìn về tương lai, nhìn về cách chúng ta muốn đạt được mục tiêu của mình, nhưng đôi khi, điều này không phải là cách hiệu quả nhất để tránh những quyết định tồi tệ ngăn chúng ta tiến bộ.

Thay vì tập trung vào những gì bạn muốn xảy ra, bạn có thể sử dụng lối tư duy ngược này để suy nghĩ về những gì bạn không muốn xảy ra và lên kế hoạch để tránh những điều này.

Có những lúc, kỹ năng “tư duy ngược” có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề khó khăn dễ dàng hơn và đưa ra quyết định đúng đắn hơn theo cách độc đáo, cân bằng và ít rủi ro.

Nguồn: mayooshin

Leave a Reply

%d bloggers like this: