Vì sao ‘Em của niên thiếu’ dẫn đầu 12 giải đề cử Kim Tượng Hong Kong?

Em của thời niên thiếu – bộ phim lập kỷ lục doanh thu phòng vé 1.5 tỷ CNT, được trang Douban chấm 8.4 điểm. Những người đã xem phim không chỉ trầm trồ đối với diễn xuất chân thật của Châu Đông Vũ và Dịch Dương Thiên Tỉ, đồng thời cũng cảm nhận sâu sắc sự ngoan cường của các nhân vật chính. Bộ phim Em của niên thiếu đã dẫn đầu 12 giải đề cử tại Liên hoan phim Kim Tượng Hong Kong lần thứ 39 như Phim truyện hay nhất, Đạo diễn xuất sắc, Biên kịch xuất sắc, Nam diễn viên xuất sắc, Nữ diễn viên xuất sắc…

Vì sao 'Em của thời niên thiếu' dẫn đầu 12 giải đề cử Kim Tượng Hong Kong?
Ảnh: tmi.mii

Không phải tình yêu thanh xuân mà là bạo lực học đường

Em của niên thiếu được cải biên dựa theo tiểu thuyết cùng tên của tác giả Cửu Nguyệt Hy, do Tăng Quốc Tường đạo diễn, Châu Đông Vũ, Dịch Dương Thiên Tỉ đóng chính, Doãn Phưởng, Huỳnh Giác, Ngô Việt, Châu Dã, Trương Nghệ Phàm tham gia diễn xuất với tư cách khách mời. Câu chuyện xoay quanh hai thiếu niên trước thời điểm thi tuyển sinh đại học, cuộc đời họ đã bị thay đổi bởi một vụ tai nạn trong trường học, họ làm thế nào để bảo vệ nhau trưởng thành và trở thành người mà họ mong muốn.

Trần Niệm (Châu Đông Vũ đóng) là một nữ sinh ưu tú có tính cách hướng nội, luôn nỗ lực học tập, thi vào một trường đại học tốt là mong ước duy nhất của cô trong năm học cuối cấp. Nhưng, vụ tai nạn ngã lầu của cô bạn học cùng lớp đã kéo mở hàng loạt câu chuyện trong bóng tối, Trần Niệm cũng bị cuốn vào đó…

Vào lúc Trần Niệm cô độc nhất, một thiếu niên gọi Tiểu Bắc (Dịch Dương Thiên Tỉ đóng) xông vào thế giới của cô. Tuổi 18 của đa số mọi người đều rực rỡ, vui vẻ, còn Trần Niệm và Tiểu Bắc lại nếm trải sự thờ ơ của thế giới và trưởng thành trước tuổi ở mùa hè năm 18 tuổi. Một cuộc chiến thầm lặng bắt đầu diễn ra, họ đã cùng nhau bảo vệ sự tôn nghiêm của tuổi niên thiếu.

Tựa phim Em của niên thiếu nghe như một câu chuyện tình yêu tuổi thanh xuân, nhưng ngoài tình cảm mơ hồ của hai người, bạo lực học đường mới là trọng tâm câu chuyện, cũng là điểm xem của bộ phim. Sau khi Hồ Tiểu Điệp vì bạo lực học đường mà nhảy lầu tự vẫn, những bạn học khác thì vây quanh chụp hình và bàn tán, chỉ có Trần Niệm đến đắp cho bạn manh áo, kết quả cô trở thành người tiếp theo bị bạn bè bắt nạt. Trong khi những người bị bắt nạt khác đều im lặng chịu đựng, thì Trần Niệm lại báo cảnh sát, nhưng đổi lại cô chỉ nhận được thái độ bàng quan của những người xung quanh và sự lăng nhục nặng nề hơn những kẻ bắt nạt.

Vì sao 'Em của thời niên thiếu' dẫn đầu 12 giải đề cử Kim Tượng Hong Kong?
Ảnh: 02july1987

Đối với cuộc đời, bộ phim này có cách biểu đạt và lý giải riêng. Những người chứng kiến bạn mình bị bắt nạt, không ai không phải “tội nhân”, từng gương mặt lạnh lùng vô cảm và thái độ thờ ơ mặc kệ chuyện không liên quan đến mình, đều khiến người bị bắt nạt một lần nữa đánh mất niềm tin vào thế giới này. Sự tàn nhẫn của những kẻ bắt nạt, người xung quanh trơ mắt đứng nhìn, “chuyện bé xé ra to” trong mắt người lớn, làm cho Trần Niệm mất đi cọng cỏ cứu mạng cuối cùng. Giáo viên và cảnh sát đều nói có thể giúp bạn, nhưng giúp thế nào?

 Ai là “cha đẻ” của Em của niên thiếu?

Vì sao 'Em của thời niên thiếu' dẫn đầu 12 giải đề cử Kim Tượng Hong Kong?

“Cha đẻ” của bộ phim Em của niên thiếu là đạo diễn Tăng Quốc Tường, ban đầu anh có chút tiếng tăm trong làng giải trí Hoa ngữ bởi “chiếc bóng” của cha – Tăng Chí Vỹ, cho nên mọi người đều biết anh là “tinh nhị đại”. Nhưng, vị “tinh nhị đại” này rất tài năng, năm xưa chỉ với bộ phim Thất Nguyệt và An Sinh đã cho ra lò hai Ảnh hậu Kim Mã – Châu Đông Vũ và Mã Tư Thuần.

Nam nữ diễn viên chính Châu Đông Vũ, Dịch Dương Thiên Tỉ tạo đột phá

Trong số tiểu Hoa đán 9X, Châu Đông Vũ là diễn viên có thực lực, biểu hiện của Châu Đông Vũ trong phim Em của niên thiếu lại một lần nữa được khẳng định, thậm chí cắt tóc húi cua hy sinh hình tượng của mình để xây dựng vai nữ chính Trần Niệm.

Vì sao 'Em của thời niên thiếu' dẫn đầu 12 giải đề cử Kim Tượng Hong Kong?
Ảnh: htnhi

Có lẽ ấn tượng của mọi người đối với Dịch Dương Thiên Tỉ vẫn là ngôi sao thần tượng, ngoại hình điển trai, nổi tiếng sớm, có lượng fan hâm mộ đông đảo. Không ai nghĩ tới có một ngày diễn xuất của Dịch Dương Thiên Tỉ lại có khả năng đột phá như vậy, tuổi còn trẻ mà đã có kỹ năng diễn xuất thuần thục như Dịch Dương Thiên Tỉ quả thật hiếm có.

Vì sao 'Em của thời niên thiếu' dẫn đầu 12 giải đề cử Kim Tượng Hong Kong?
Ảnh: 02july1987

Với khuôn mặt baby, Dịch Dương Thiên Tỉ kém Châu Đông Vũ 8 tuổi, nhưng sự phối hợp diễn xuất của họ rất xứng đôi, thậm chí hai người còn có cảnh khóa môi. Em của niên thiếu không chỉ là bộ phim điện ảnh đầu tiên của Dịch Dương Thiên Tỉ, mà anh còn cống hiến luôn nụ hôn màn ảnh đầu tiên của mình.

 Ý tưởng dàn dựng

Bộ phim là sự kết hợp giữa thể loại phim tuổi trẻ và đề tài chủ nghĩa hiện thực, tiêu điểm là những vấn đề xã hội đang được quan tâm: kỳ thi tuyển sinh đại học, giáo dục gia đình… phản ánh những gì người lớn có thể làm cho thanh thiếu niên từ góc độ của người lớn. Đạo diễn Tăng Quốc Tường hy vọng bộ phim này sẽ thể hiện được sự tương tác giữa thanh thiếu niên và xã hội, có thể có “bố cục và cảm giác hình tượng lớn hơn”.

Tiêu chí tuyển chọn diễn viên

Trên người Châu Đông Vũ hội tụ khí chất “thiếu niên và thiếu nữ”, mà vai nữ chính trong bộ phim này là mẫu hình bề ngoài yếu đuối, nhưng nội tâm vô cùng mạnh mẽ, rất giống Châu Đông Vũ, khiến cô trở thành ứng cử viên sáng giá nhất cho vai Trần Niệm.

Vì sao 'Em của thời niên thiếu' dẫn đầu 12 giải đề cử Kim Tượng Hong Kong?
Ảnh: hzzyyqx

Ngoài ra, đạo diễn Tăng Quốc Tường còn khâm phục sự trưởng thành của Dịch Dương Thiên Tỉ, sự trưởng thành nhanh chóng của tuổi trẻ là điều anh muốn truyền tải thông qua bộ phim này. Giám đốc điều hành sản xuất Hứa Nguyệt Trân cũng cho rằng, trên người Dịch Dương Thiên Tỉ có một loại khí chất vừa trầm ổn vừa nhiệt huyết, loại cảm giác thiếu niên này của anh rất khó tìm, cũng rất phù hợp với bộ phim này.

Về đề tài, bộ phim Em của niên thiếu đi theo một con đường riêng, không hồi tưởng những điều đẹp đẽ ở tuổi niên thiếu, mà đối diện với những đau khổ và sự bất lực của tuổi trẻ, ví dụ như áp lực thi đại học lớn đến nỗi khiến người ta muốn nghẹt thở, ví dụ như vấn nạn bạo lực học đường…

Về thể loại, Em của niên thiếu có thể nhìn thấy hình bóng của phim tội phạm Nhật, Hàn, cộng thêm sự quan tâm trực diện đến các vấn đề hiện thực, điều hiếm thấy trong phim Hoa ngữ. Bộ phim này đem chủ đề bạo lực học đường đặt trước mắt khán giả, so với câu chuyện phim, hiện thực còn tàn khốc hơn, chứ phim không hề nói quá lên.

Bộ phim đã tái hiện khá chân thực không khí trước kỳ thi tuyển sinh đại học, với nhiều cảnh quay cận cảnh, quay dõi theo… tạo ra cảm giác chân thực mạnh mẽ. Với cách kể chuyện gay cấn, ngoài kể lại một câu chuyện, mạch phim còn cố gắng gây chú ý và suy ngẫm cho khán giả: tại sao lại xảy ra chuyện như vậy, làm thế nào để tránh lặp lại? Chính vì can thiệp trực tiếp vào cuộc sống hiện thực, khiến bộ phim thoát khỏi bố cục “thiếu niên không biết mùi vị ưu phiền”, giúp khán giả có thêm sự quan tâm nhất định đến hiện thực cuộc sống.  

Nguồn: thegioidienanh

Leave a Reply

%d bloggers like this: