5 lý do tha thứ không phải là cách tốt nhất để chữa lành tổn thương tâm hồn

Hãy tha thứ cho những người làm tổn thương bạn, bởi sự giận dữ và hận thù sẽ hủy hoại chính bạn. Thông điệp này đã được khẳng định bởi rất nhiều nhà triết học, nhà văn, nhà thơ, chuyên gia tâm lý:
– “Tha thứ là hình thái cuối cùng của yêu thương” – Reinhold Niebuhr
– “Tha thứ là giải thoát cho người tù nhân và nhận ra bạn chính là người tù nhân đó.” – Lewis B. Smedes
– “Con người sẽ phạm sai lầm, nhưng có thể khoan dung tha thứ mới là nhà hiền triết.” – Alexander Pope
Sự tha thứ có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp chúng ta hồi phục sau những tổn thương và tiếp tục tiến về phía trước. Nhưng liệu tha thứ có thật sự là giải pháp cho mọi trường hợp?

5 lý do tha thứ không phải là cách tốt nhất để chữa lành tổn thương tâm hồn

5 lý do tha thứ không mang lại hiệu quả tích cực

1. Tha thứ đôi khi không giúp bạn cảm thấy tốt hơn

Trong thế giới ngày nay, con người thường tìm cách né tránh những cảm xúc tiêu cực như tức giận và tổn thương. Chúng ta tin rằng việc tha thứ và tiếp tục sống sẽ giúp bản thân nhanh chóng vượt qua những cảm xúc tồi tệ. Tuy nhiên, cảm xúc không hoạt động theo nguyên tắc logic, có thể bạn chọn tha thứ cho người gây ra tổn thương cho mình nhưng vẫn không khỏi cảm thấy đau buồn, phần nhiều vì những khúc mắc tâm lý chưa được giải tỏa.

2. Cảm xúc tiêu cực cũng có những lợi ích riêng

“Tô hồng” những cảm xúc tiêu cực không những sẽ không giúp ích gì mà còn khiến bạn bỏ qua những bài học quan trọng. Khi bị tổn thương, bạn sẽ học được rằng mình phải tự chăm sóc bản thân. Khi giận dữ, bạn sẽ biết mình cần cẩn thận, tự bảo trọng để bảo vệ bản thân. Việc nhận ra và lắng nghe những thông điệp này là rất quan trọng trước khi bạn quyết định tha thứ cho bất kì ai.

3. Tha thứ chỉ nên xảy ra sau quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa 2 người

Quá trình này bao gồm việc người gây ra tổn thương nhận thức được sai lầm và trách nhiệm của mình. Nếu đối phương không nhận ra hành động của mình gây tổn hại tới bạn như thế nào nhưng vẫn mong muốn sự tha thứ từ bạn, thì không có lý do gì bạn phải tha thứ cho họ.

4. Tha thứ cho người không nhận ra lỗi lầm của mình khiến họ trở nên thiếu ý thức trách nhiệm

Trong trường hợp này, những người làm bạn tổn thương sẽ nhanh chóng “thoát tội” mà không cảm thấy bất cứ mặc cảm tội lỗi gì. Điều này sẽ khiến họ từ bỏ cơ hội học hỏi và trưởng thành từ những sai lầm.

5 lý do tha thứ không phải là cách tốt nhất để chữa lành tổn thương tâm hồn

5. Tha thứ cho những người không nhận ra lỗi lầm của họ sẽ làm bạn trở nên yếu ớt và dễ dàng tiếp tục bị tổn thương

John F. Kennedy từng nói: “Hãy tha thứ cho kẻ địch của bạn, nhưng không bao giờ quên tên của chúng.” Câu này cảnh báo rằng sự tha thứ có thể khiến bạn dễ dàng trở thành nạn nhân một lần nữa. Nếu không có sự tức giận và tổn thương cảnh báo và nhắc nhở bạn tự bảo vệ mình – và nếu người đã làm hại bạn không phải chịu trách nhiệm – thì bạn đang tự mở ra cơ hội để họ tiếp tục làm hại bạn một lần nữa.

Những câu danh ngôn, bài viết về sự tha thứ đều cho rằng nó là giải pháp cho những sự kiện đau khổ. Nhưng thật ra, sự tha thứ không phải là 1 giải pháp mà là cả một quá trình.

Quá trình của sự tha thứ thực sự

1. Đối phương nhận thức được việc họ đã làm tổn thương bạn, có thể vì bạn nói cho họ biết hoặc họ nhận thấy sự tức giận/đau đớn/buồn bã… của bạn.
2. Nên có một cuộc đối thoại mà ở đó, người gây ra lỗi lầm thừa nhận hành vi sai trái và nhận trách nhiệm cho hành động của mình.
3. Người gây ra lỗi lầm cảm thấy có lỗi, hối hận và xin lỗi về những gì đã gây cho bạn.
4. Trong thâm tâm, dù tổn thương nhưng bạn đã cảm nhận được sự hối lỗi của đối phương.
5. Sự nhận thức này khiến bạn thật sự tha thứ cho đối phương. Dù không phải tất cả mọi thứ đã được xí xóa và lãng quên, nhưng sự thấu hiểu lẫn nhau đã giúp cả hai cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Trong quá trình tha thứ thực sự, mối quan hệ được thay đổi vĩnh viễn, đôi khi theo chiều hướng tích cực hơn. Những người cùng nhau trải qua các bước này sẽ cảm thấy gắn kết và thân thiết hơn so với trước khi sự việc xảy ra.

Làm gì khi đối phương không ý thức được sai lầm của mình?

5 lý do tha thứ không phải là cách tốt nhất để chữa lành tổn thương tâm hồn

Trong cuộc sống, không phải ai làm tổn thương bạn cũng nhận ra lỗi lầm của mình, hoặc thậm chí chẳng buồn bận tâm đến điều đó. Thật đáng buồn khi bạn không nhận được lời xin lỗi hay sự đền bù, cũng như sự giải tỏa tâm lý từ đối phương. Đây là một trong những trải nghiệm khó khăn và đau lòng nhất trong cuộc đời mỗi người.

Giải pháp dành cho bạn không nằm ở sự tha thứ mà ở việc cân bằng cảm xúc và chăm sóc bản thân. Một khi bạn để nỗi đau và sự tức giận chiếm lấy bản thân, bạn rất dễ trở nên cay nghiệt và hận thù.

– Thay vào đó, hãy biến nỗi đau thành công cụ để xây dựng và củng cố những ranh giới, giới hạn để bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ gây tổn thương trong tương lai.
– Xoa dịu những tổn thương bằng cách chú ý đến việc chăm sóc cho sức khỏe và phục hồi.
Trò chuyện với những người thật sự quan tâm đến bạn.
– Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.
– Học cách lắng nghe và kiểm soát cảm xúc.

Hãy nhớ nguyên tắc quan trọng nhất: Sự trả thù tốt nhất chính là sống thật tốt.

Nguồn: https://drjonicewebb.com/5-reasons-forgiveness-is-not-a-good-way-to-heal/

%d bloggers like this: