10 thử thách tâm lý bạn phải vượt qua để có chế độ ăn uống lành mạnh

Giữa guồng quay cuộc sống tấp nập và cám dỗ thì việc ăn uống thường được giải quyết nhanh gọn nhất có thể bằng một đĩa mì Ý hay một ổ bánh mì. Vậy nên, sẽ không có gì ngạc nhiên khi đa số chúng ta vẫn đang cố gắng từ bỏ thói quen sử dụng đồ ăn nhanh để có sức khỏe tốt hơn.

10 thử thách tâm lý bạn phải vượt qua để có chế độ ăn uống lành mạnh

Vài năm trước đây, cuộc sống của tôi thường xoay quanh đồ ăn chế biến sẵn. Tôi sống chật vật đúng nghĩa và luôn trong tình trạng thức khuya dậy sớm. Thế nhưng, một số tình huống bất ngờ đã khiến tôi mở mang tầm mắt, buộc tôi phải nghiêm túc nhìn nhận lại lối sống của mình.

Trong những năm qua, tôi đã thực hiện những thay đổi nhỏ góp phần giúp bản thân khỏe mạnh hơn. Điều đó không có nghĩa là tôi hoàn hảo, vì chẳng có ai hoàn hảo ở trên đời này cả. Nhưng tôi chắc chắn một điều rằng mình đã đi được một chặng đường dài và tôi rất vui mừng khi chia sẻ với bạn những điều tôi đã học được.

Hãy cùng khám phá xem 10 thử thách mà mỗi người phải vượt qua để hướng tới một chế độ ăn uống lành mạnh là gì nhé. Bật mí là sẽ có những mẹo nhỏ và những lời khuyên giúp chúng ta có thêm động lực sống lành mạnh hơn mỗi ngày.

1. Tôi không có thời gian

10 thử thách tâm lý bạn phải vượt qua để có chế độ ăn uống lành mạnh

Có vẻ như dù là trong công việc hành chính hay nội trợ thì thì thời gian luôn là là vấn đề lớn nhất đối với tất cả chúng ta. Thế nhưng ta cũng nên biết rằng một chế độ ăn uống bổ dưỡng không nên là một gánh nặng khiến cuộc sống bận rộn của bạn thêm căng thẳng mà ngược lại, sẽ giúp giải tỏa bớt những căng thẳng trong bạn.

Hãy thử dành ra một giờ vào cuối tuần để vào bếp chuẩn bị một chút đồ ăn, ví dụ như dùng thức ăn thừa còn lại để làm nên những món mới, hay đơn giản chỉ là thái nhỏ rau và sơ chế một loại ngũ cốc như quinoa.

Bạn cũng có thể phân loại các thành phần sinh tố vào từng túi riêng biệt rồi đóng gói cẩn thận. Tất cả những gì bạn phải làm vào buổi sáng là cho chúng vào máy xay sinh tố và thêm thứ chất lỏng tùy thích, vừa tiện lợi vừa tiết kiệm được nhiều thời gian hơn phải không nào?

Tương tự như vậy, hãy thử nấu trước một mẻ súp và để đông lạnh trong các hộp đựng thực phẩm để hâm nóng trong suốt cả tuần. Nếu bạn cảm thấy mình không hợp với bất kì phương án phía trên?

Hãy thử dùng chảo hoặc nồi áp suất để nấu, sẽ không tốn nhiều thời gian đâu: đầu tiên là cho nguyên liệu vào, đặt hẹn giờ và nấu. Bạn cũng có thể sử dụng nhiều loại máy chế biến thực phẩm có kèm các loại phụ kiện để giúp bạn rã đông thực phẩm hoặc băm nhỏ tỏi, gừng, thảo mộc một cách nhanh chóng và dễ dàng, góp phần làm bữa ăn thêm hương vị mà không cần phải tốn công chuẩn bị.

2. Tôi không có đủ tiền

10 thử thách tâm lý bạn phải vượt qua để có chế độ ăn uống lành mạnh

Nếu bạn đang mặc định rằng ăn uống lành mạnh chính là dùng những loại thực phẩm đắt tiền thì bạn nghĩ sai rồi đấy. Trước hết, nấu ăn thay vì ăn ở ngoài có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền.

Khi nói đến việc mua sắm tại cửa hàng thực phẩm với một ngân sách eo hẹp, bạn cần lựa chọn những nguyên liệu vừa có giá cả phải chăng, vừa có thể tạo nên một bữa ăn bổ dưỡng. Hãy nghĩ đến những thực phẩm hoàn toàn từ tự nhiên như ngũ cốc, quả hạch và hạt.

Các sản phẩm “mang tính thị trường” hơn như nước sốt đóng chai, bữa ăn chế biến sẵn và đồ ăn nhẹ chắc chắn có thể đắt hơn, nhưng trong chế độ ăn uống lành mạnh bạn không cần những sản phẩm đó. Tiết kiệm tiền bằng cách mua số lượng lớn ngũ cốc hoặc đậu khô, mua các sản phẩm vào mùa và chọn các nguồn protein rẻ hơn như đậu gà, đậu lăng và hạt quinoa khô.

Nếu bạn cảm thấy chế độ ăn kiêng là quá sức đối với mình, đó là bởi việc phá vỡ những thói quen cũ và hình thành thói quen mới vốn dĩ không hề dễ dàng, không phải một sớm một chiều là có thể thực hiện được. Thay vào đó, hãy bắt đầu với các bước nhỏ bằng cách tập trung vào việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn vào chế độ ăn hiện tại của bạn.

Tôi tin rằng mỗi chúng ta đều có cho mình một lí do để mong muốn sống một cuộc đời lành mạnh hơn. Nếu bạn không có một ý niệm gì cả, chắc chắc bạn sẽ không đọc bài viết này. Sống lành mạnh có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều so với việc “Tôi muốn cảm thấy khỏe mạnh hơn” hoặc “Tôi muốn có nhiều năng lượng hơn.” Như vậy, sống lành mạnh có ý nghĩa đặc biệt gì đối với bạn? Tập trung suy nghĩ về lí do đã thôi thúc bạn muốn sống lành mạnh và coi đó như là kim chỉ nam cuộc sống giúp bạn đạt được mục tiêu nhé.

Khoa học đã chứng minh một cách khác để duy trì động lực chính là hình dung kết quả mang lại. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đạt được các mục tiêu về sức khỏe của bản thân? Và ngược lại? Động lực có thể được tạo ra khi bạn không ngại công khai tình trạng sức khỏe của bản thân với bạn bè, gia đình của mình.

Hãy ở cạnh những người có cùng mục tiêu và có thể giúp đỡ nhau trong việc duy trì sức khỏe tốt. Bí quyết để đạt thành công lâu dài trong việc này là đặt ra những mục tiêu ngắn hạn, có thể đạt được thay vì những mục tiêu xa vời, vì điều đó sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy choáng ngợp và vô vọng.

4. Thật khó để cân bằng giữa chế độ ăn uống lành mạnh và cuộc sống xã hội

10 thử thách tâm lý bạn phải vượt qua để có chế độ ăn uống lành mạnh

Mặc dù đây không phải là vấn đề lớn kể từ khi có lệnh giãn cách xã hội. Tuy nhiên, điều này vẫn là một yếu tố đáng e ngại làm lay động ý chí sống lành mạnh của nhiều người. Hầu hết các cuộc tụ tập đều xoay quanh đồ ăn và rượu bia, đó có thể là bữa sáng muộn cuối tuần của các cô gái hay giờ giải lao vui vẻ cùng đồng nghiệp trong công ty.

Khi bạn chỉ ăn các loại rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt thì sự cám dỗ của những ly mocktail hoặc những que phô mai giảm giá có thể khiến bạn cảm thấy phải suy nghĩ lại giữa 2 lựa chọn: đời sống xã hội và chế độ ăn uống nguyên tắc. Nếu phải đưa ra quyết định chọn một trong hai, chắc hẳn bạn sẽ chọn đời sống xã hội. Vì dành thời gian cho những người bạn yêu thương cũng là tự chăm sóc bản thân.

Thế nhưng thực tế cho thấy rằng, bạn hoàn toàn có thể cân bằng hài hòa đời sống xã hội và một chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn hãy xem trước thực đơn, chọn cho mình loại đồ uống phù hợp và gọi salad ăn kèm hoặc bắp cải Brussels nướng để nhâm nhi cùng với những thanh phô mai mozzarella đó.

Còn nếu bạn muốn tận hưởng cảm giác ăn trọn vẹn miếng pizza, cánh gà hay khoai tây chiên và queso thì vẫn ok, cứ việc thưởng thức món ăn một cách vui vẻ nhất. Nhưng đừng quên gọi một phần salad và rau ăn kèm pizza hoặc một phần sốt bơ để bổ sung một số chất dinh dưỡng giúp cơ thể bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Sức khỏe, độ dinh dưỡng và cảm giác của bạn khi ăn phải luôn cân bằng với nhau. Phải đảm bảo cân bằng giữa ba yếu tố: Tốt cho sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng và đem lại cảm giác ngon miệng khi ăn.

5. Đồ ăn là “chân ái” đời tôi

Có thể nói đây là một “nét tâm lý” hết sức bình thường mà mỗi người đều gặp phải. Nghĩ mà xem, chúng ta sẽ không thể sống và phát triển nếu không có đồ ăn ở trên đời. Vậy tại sao ta lại cho rằng đam mê ẩm thực là một điều tồi tệ? Chà, ngành công nghiệp ăn kiêng đã vô tình khiến ta mặc định rằng để có một cuộc sống lành mạnh thì phải cần ăn kiêng và gò bó bản thân trong khuôn mẫu ăn uống nhất định. Tôi ở đây để nói với bạn rằng quan điểm này là sai trái.

Thay vì tập trung vào những loại thực phẩm có hại cho sức khỏe, bạn có thể tập trung vào việc kết hợp các loại thực phẩm lành mạnh mà mình yêu thích. Hãy ăn bằng cảm nhận của chính bạn. Đối với tôi, điều này có nghĩa là mỗi khi thấy nhiều khoai lang, bơ hạt, chuối và bánh mì nướng bơ, tôi luôn cho rằng đây là những loại thực phẩm tôi thực sự yêu thích.

Nó không những giúp tôi lấp đầy dạ dày mà còn tiếp thêm cho tôi nhiều năng lượng để sống một cuộc đời lành mạnh. Vậy nên đừng phủ nhận niềm đam mê ẩm thực trong bạn. Điều quan trọng là bạn biết cách cân bằng giữa ham muốn của bản thân và chế độ sống lành mạnh.

6. Tôi không thể ngó lơ đồ ăn vặt khi chúng ở ngay trước mặt mình

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã từng đấu tranh tâm lí với chính mình khi nhìn thấy những khay đựng bánh mì trên bàn hay hộp bánh rán trong văn phòng. Bạn tự nhủ rằng mình phải ăn uống lành mạnh, nhưng vô tình hôm đó lại là sinh nhật đồng nghiệp, và rồi tất nhiên ai cũng đoán được, bạn đã ăn ba lát bánh dù chưa đến nửa ngày.

Điều đầu tiên tôi muốn nói chính là đam mê ăn uống không hề xấu. Tuy nhiên bạn phải giữ nó ở một mức vừa phải, không được để bản thân mất kiểm soát và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

10 thử thách tâm lý bạn phải vượt qua để có chế độ ăn uống lành mạnh

Thứ hai, hãy tránh để cơ thể quá đói. Điều này sẽ khiến bạn cạn kiệt năng lượng và không thể tập trung làm gì cả. Hãy đảm bảo luôn mang theo bên mình một ít đồ ăn nhẹ giàu chất xơ và có hàm lượng protein cao như hạnh nhân, hạt hỗn hợp để bổ sung năng lượng khi cần để không phải nạp vào cơ thể các loại bánh ngọt.

Điều thứ ba chính là giữ đủ nước cho cơ thể. Uống nhiều nước là chìa khóa tối ưu để kiểm soát cơn đói.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy để tâm trạng thoải mái. Căng thẳng thường gây ra tình trạng ăn uống không kiểm soát. Khi bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng bồn chồn, hãy đứng dậy và đi dạo xung quanh. Việc thay đổi môi trường vừa là liệu pháp tâm lý tuyệt vời, vừa giúp xóa đi hình ảnh những chiếc bánh ngọt trong đầu bạn, một công đôi việc phải không nào?

7. Tôi luôn bận rộn

Bạn bận rộn đến mức không có thời gian để ăn? Cách khắc phục chính là lập kế hoạch trước. Sinh tố và đồ ăn nhẹ như trứng luộc, các loại hạt, hoặc thậm chí đậu gà và rau rất dễ dàng đóng gói và mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi. Nhưng đó chỉ là một gợi ý thôi, bạn nên ăn đúng giờ, đúng bữa. Sống chậm lại và nên ăn những bữa ăn chính trong ngày.

Không có thời gian để ăn là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải sắp xếp lại thời gian của mình, thay vì bỏ bữa hoặc tìm đến một món đồ ăn nhanh. Nếu việc lập kế hoạch trước không phải là sở trường của bạn, hãy ghé qua một cửa hàng tạp hóa gần đó để mua đồ ăn nhẹ bổ dưỡng hoặc chọn bọc trứng thay vì bánh muffin việt quất nếu bạn ăn ngoài.

Dù công việc bận rộn cỡ nào, hãy nhớ rằng cơ thể cũng cần được bổ sung năng lượng để bắt kịp với nhịp sống vội vã của bạn. Sức khỏe là trên hết.

8. Tôi làm việc suốt nhiều giờ và thật mệt mỏi khi phải vào bếp nấu một bữa ăn bổ dưỡng

Điều đầu tiên tôi muốn nói chính là đam mê ăn uống không hề xấu. Tuy nhiên bạn phải giữ nó ở một mức vừa phải, không được để bản thân mất kiểm soát và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Được thôi. Hãy ngồi xuống đây và trải lòng một chút. Nếu bạn thực sự muốn sống lâu và hạnh phúc, bạn cần ưu tiên việc ăn uống đầy đủ và vận động cơ thể. Hy sinh sức khỏe vì công việc là thiển cận và tự hủy hoại bản thân. Chính xác hơn là bạn đang ngược đãi bản thân mình.

Nếu bạn cảm thấy bị mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn: mệt mỏi quá mức, chẳng mấy vui vẻ, năng suất công việc thấp thì đã đến lúc bạn cần thay đổi thói quen sống của mình. Ví dụ đơn giản, mỗi ngày bạn nên tắt máy sớm hơn một giờ để tập thể dục. Hoặc bạn có thể đặt mua những nguyên liệu tươi ngon ở cửa hàng tạp hóa để tự thưởng cho mình một bữa ăn ngon, bổ dưỡng. Điều quan trọng là bạn phải luôn dành sự ưu tiên cho bản thân.

9. Tôi muốn “bật chế độ” sống lành mạnh nhưng không biết bắt đầu từ đâu

Nếu bạn muốn có một chế độ ăn kiêng hoàn hảo ngay lập tức thì điều đó chắc chắn không thể xảy ra. Thói quen ăn uống phản ánh một cách sâu sắc bản tính con người bạn và chúng cần thời gian để thay đổi. Hãy khởi đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất là ưu tiên kết hợp những thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nếu bạn đã quen ăn bánh quy vào buổi chiều, hãy thay thế bằng một quả chuối với bơ hạnh nhân. Hay đơn giản hơn, hãy tạo thói quen uống nước mỗi ngày thay vì uống hai loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng mỗi tối. Nên nhớ hành trình sống khỏe là một cuộc chạy đua đường dài, không phải chạy nước rút. Tôi dám chắc rằng, những thay đổi nhỏ có ích mà bạn thực hiện hằng ngày sẽ tích tiểu thành đại, giúp bạn ngày một khỏe mạnh hơn theo thời gian.

10. Tôi đam mê đồ ngọt và rượu

10 thử thách tâm lý bạn phải vượt qua để có chế độ ăn uống lành mạnh

Con người ai cũng có những tật xấu khó bỏ. Ngay cả khi biết rằng một cái bánh ngọt vào mỗi buổi chiều hay hai ly rượu lớn vào buổi tối cũng có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng, năng lượng, giấc ngủ và cân nặng của mình nhưng chúng ta vẫn thường mượn rượu để giải sầu, dùng đồ ngọt để xua tan bớt những áp lực cuộc sống.

Nhưng vấn đề ở đây chính là có rất nhiều thứ có thể tạo ra năng lượng tích cực tương tự mà vẫn giúp bạn đảm bảo sức khỏe, chẳng hạn như cố gắng hoạt động nhiều hơn, gọi điện cho người yêu, chợp mắt một lúc hoặc tạm rời chiếc điện thoại và vui đùa với thú cưng. Tất cả đều có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng.

Không thể phủ nhận rằng bánh kem là thứ không thể thiếu vào những ngày lễ hay sinh nhật, hoặc đôi khi ta vẫn cần một chút nước ngọt, trà sữa hay bia rượu để xả stress cùng những người bạn/đồng nghiệp của mình sau giờ làm việc. Nhưng khi bạn thấy bản thân đang “nạp” chúng quá nhiều thì hãy cân nhắc điều chỉnh nhu cầu bản thân ở mức hợp lí.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm của tôi thì thường vào lúc 2h chiều hoặc sau bữa tối, cảm giác thèm ăn uống trong bạn sẽ có xu hướng tạm lắng. Lợi dụng đặc điểm này, tôi bắt đầu lên kế hoạch sắp xếp các cuộc họp hoặc cuộc hẹn vào buổi chiều để khiến bản thân bận rộn hoặc chuyển thời gian tập luyện buổi sáng sang buổi tối để thay đổi thời khóa biểu của mình.

Nguồn: https://theeverygirl.com/10-healthy-eating-challenges-that-affect-us-all-and-how-to-conquer-them/

%d bloggers like this: