Bạn muốn có một cuộc sống ý nghĩa hơn? Hãy tự hỏi: “Nếu phải đi đến một hòn đảo xa, bạn sẽ chọn ai đi cùng?”

Một triết gia bước vào quán bar và một người hỏi ông: “Ý nghĩa của cuộc sống là gì thế?”

Triết gia đó chính là tôi, và câu hỏi kể trên là điều không thể tránh khỏi một khi người ta nhận ra tôi là một triết gia và nhà nghiên cứu tâm lý học chuyên nghiên cứu về ý nghĩa cuộc sống.

Tôi đã được hỏi câu hỏi đó nhiều lần đến mức đã chuẩn bị sẵn một câu trả lời hài hước. Trước tiên tôi sẽ giải thích rằng điều quan trọng không phải là ý nghĩa của cuộc sống mà là ý nghĩa trong cuộc sống, sau đó tôi mới đi vào phần chính.

Bạn muốn có một cuộc sống ý nghĩa hơn? Hãy tự hỏi: “Nếu phải đi đến một hòn đảo xa, bạn sẽ chọn ai đi cùng?”

Ý nghĩa trong cuộc sống là khiến bản thân bạn có ý nghĩa đối với người khác.

Chỉ đơn giản là thế thôi.

Cuộc sống của bạn trở nên có ý nghĩa với bạn khi bạn có ý nghĩa với người khác: bằng cách giúp đỡ một người bạn, chia sẻ một khoảnh khắc đặc biệt với ai đó bạn yêu thương hay kết nối với một triết gia đầy thiện chí qua việc mua tặng người đó một cốc bia ông ấy đang thèm.

Một khi cảm nhận được cuộc sống của mình có ý nghĩa với người khác, chúng ta có thể thấy được giá trị chính cuộc đời mình. Vũ trụ có thể im lặng, nhưng bạn bègia đình, đồng nghiệp và cộng đồng sẽ lấp đầy cuộc sống của chúng ta bằng giọng nói, năng lượng và sức sống của họ.

Những người quan tâm đến chúng ta nhất là những người coi trọng chúng ta nhất. Như triết gia Anti Kauppinen từng nói, không ai có thể thay thế chúng ta trong mắt những người thân thiết: mặc dù ai cũng đều có thể mua một món quà để tặng một đứa trẻ, “nhưng nó sẽ không thể nào có ý nghĩa như món quà mà chính bố hoặc mẹ đứa trẻ tặng,” ông viết. Trong những mối quan hệ thân thiết, chỉ cần đơn giản là xuất hiện thôi, chúng ta đã đóng một vai trò độc tôn và không thể thay thế được đối với người khác.

Trong một bài đánh giá năm 1995, hai chuyên gia tâm lý Roy Baumeister và Mark Leary đã đưa ra một giả định mà sau này đã được công nhận rộng rãi: “Nhu cầu thuộc về là động lực vô cùng quan trọng của con người.

Về bản chất, con người chính là loài vật có tập tính xã hội. Trong tác phẩm “Nhu cầu thuộc về” – một bài đánh giá có tầm ảnh hưởng được xuất bản trong Tập san Tâm lý vào năm 1995, hai giáo sư Roy Baumeister và Mark Leary đã đưa ra một giả định mà sau này trở thành một giả thuyết trong tâm lý học được công nhận rộng rãi, và có vẻ hiển nhiên: “Nhu cầu thuộc về là một động lực vô cùng quan trọng của con người”. Chúng ta tiến hóa để sống theo các nhóm hội và chăm sóc lẫn nhau; bản năng xây dựng những mối quan hệ xã hội vững chắc nằm sâu bên trong bản chất của chúng ta.

Tuy nhiên, bản chất xã hội của chúng ta sâu sắc hơn nhiều việc chỉ đơn thuần quan tâm đến người khác. Ngay từ đầu, chúng ta đã có sẵn trong mình cái “ta” chứ không phải cái “tôi”. Việc có một mối quan hệ thân thiết được các nhà tâm lý học miêu tả như trạng thái “bao gồm người khác vào bên trong chúng ta”.

Một nghiên cứu về thần kinh học đã chứng minh rằng, khi nghĩ về bản thân và về một người thân, một số vùng não sẽ được kích hoạt, trong khi điều này không xảy ra khi bạn nghĩ về một người xa lạ. Não bộ vốn được “cài đặt” tập tính xã hội, và con người được tạo ra để chung sống cùng nhau.

Như triết gia người Pháp Maurice Merleau-Ponty từng giải thích một cách hoa mỹ: “Chúng ta hỗ trợ lẫn nhau theo một cách hoàn hảo. Quan điểm của người này hợp nhất với người kia và cùng tồn tại trong một thế giới chung.” Mặc dù văn hóa cá nhân phương Tây đã quen với việc khắc nên những đường ranh giới rõ ràng giữa bản thân và người khác, tuy nhiên, việc sống tách biệt được xem là một “thành tựu văn hóa” hơn là cách sống điển hình của con người.

Chúng ta quan tâm đến hạnh phúc của những người thân yêu ngang mức chúng ta quan tâm đến hạnh phúc chính mình. Đa phần, chúng ta thấy rằng cha mẹ còn quan tâm đến hạnh phúc của con cái hơn cả bản thân họ. Dù là lĩnh vực khoa học nào – sinh học, thần kinh học, tiến hóa học, tâm lý học xã hội, kinh tế học hành vi, thậm chí là linh trưởng học – đều có bằng chứng về nhu cầu tạo lập những mối quan hệ gần gũi và quan tâm với người khác, đồng thời cũng cho thấy, ranh giới giữa chúng ta và người khác trong các mối quan hệ này dần được nới lỏng ra sao.

Bạn muốn có một cuộc sống ý nghĩa hơn? Hãy tự hỏi: “Nếu phải đi đến một hòn đảo xa, bạn sẽ chọn ai đi cùng?”

Thực tế, sự liên kết đó chính là nguồn ý nghĩa sống then chốt của chúng ta. Khi nhà nghiên cứu Nathaniel Lambert đến từ Đại học Bang Florida yêu cầu một nhóm sinh viên đại học “chọn một điều khiến cuộc sống trở nên có nghĩa nhất đối với bạn,” 2/3 số người tham gia hoặc kể tên một thành viên gia đình cụ thể hoặc chung chung hơn là nói về gia đình của họ. “Bạn bè” được nhắc đến nhiều thứ hai như một nguồn ý nghĩa trong cuộc sống.

Trung tâm nghiên cứu Pew ở Mỹ đã thu được những kết quả tương tự khi 4000 người Mỹ được yêu cầu dùng chính ngôn từ của họ để miêu tả về điều mang đến cho họ cảm giác về ý nghĩa sống: 69% đề cập đến gia đình và 19% đề cập đến bạn bè.

Cảm giác thân thiết với gia đình và bạn bè của ai đó có liên quan đến một ý niệm sâu sắc hơn về ý nghĩa trong cuộc sống, và việc nghĩ về những người mà “bạn cảm thấy thực sự thuộc về thế giới của họ” sẽ giúp con người có nhận thức tốt hơn về ý nghĩa sống.

Theo một nghiên cứu khác, cảm giác thân thiết với gia đình và bạn bè của ai đó có liên quan đến một ý niệm sâu sắc hơn về ý nghĩa sống, và việc nghĩ về những người mà “bạn cảm thấy thực sự thuộc về thế giới của họ” sẽ giúp dẫn đến sự nhận thức về ý nghĩa sống tốt hơn. Đối với nhiều người, gia đình, bạn bè và những mối quan hệ thân thiết khác là nguồn ý nghĩa then chốt trong cuộc sống của họ.

Do đó, trạng thái “Loại trừ xã hội” (Social exclusion) sẽ làm con người cảm thấy thiếu ý nghĩa sống. Ví dụ, nhà nghiên cứu Tyler Stillman và cộng sự đã chiêu mộ một nhóm sinh viên tham gia vào một nghiên cứu được cho là về những ấn tượng đầu tiên. 108 sinh viên tự quay lại video giới thiệu bản thân kéo dài trong vài phút. Các nhà nghiên cứu sau đó sẽ đưa video cho những sinh viên khác xem và hỏi có ai muốn gặp người tạo video hay không; và những sinh viên quay video được thông báo rằng không ai muốn gặp họ cả. (Thực tế là, các nhà nghiên cứu không đưa ai xem video cả; họ chỉ bảo những sinh viên quay video rằng họ đã bị từ chối.)

Kết quả bài nghiên cứu không gây ngạc nhiên: những sinh viên quay video cảm thấy cuộc sống của họ thiếu ý nghĩa hơn nhóm sinh viên không phải trải nghiệm khảo sát này.

Là cha của 3 đứa trẻ, tôi không cần phải làm khảo sát hay thử nghiệm gì để hiểu khoảnh khắc nào trong cuộc sống của mình có ý nghĩa nhất – về nhà sau giờ làm việc, ôm đứa con út vào lòng, chơi đấu vật với cậu con trai 5 tuổi và duy trì những cuộc nói chuyện thú vị đáng kinh ngạc, nếu không nói là thông minh, với đứa nhỏ 7 tuổi. Những khoảnh khắc như vậy thật thân thuộc, đầy quan tâm và ấm áp, và thực tế là chúng cực kỳ có ý nghĩa.

Trong thế giới hiện đại, may mắn thay, mọi người có nhiều lựa chọn để có thể tạo dựng những mối quan hệ và kết nối với ai đó mà không cần phải là “gia đình.” Chẳng hạn, một nhóm bạn quyết định không lập gia đình mà thay vào đó cùng chung sống với những người có tâm hồn đồng điệu khác. Vài anh chàng trong đội bóng của tôi cảm thấy thân thuộc và gắn kết với đội bóng đến nỗi gần đây họ đã đi xăm hình logo của đội. Một vài đồng nghiệp của tôi cống hiến thời gian và công sức của họ cho các hoạt động chung trong khu dân cư của mình, tình nguyện trao đi thời gian, đam mê và nguồn lực để khiến khu phố trở nên năng động và có tính cộng đồng hơn.

Cách hiệu quả và dễ dàng nhất để cải thiện hạnh phúc và ý nghĩa sống của bản thân là cố gắng xoay chuyển lăng kính của bạn: tập trung ít hơn vào bản thân và nhiều hơn vào việc kết nối với người khác.

Kỷ nguyên hiện đại cho phép chúng ta được tự do lựa chọn những nguồn ý nghĩa có liên kết nhiều nhất với cuộc sống của mỗi người. Thật không may, sự hiện đại này vừa là một phước lành vừa là một điều tai hại. Mối quan hệ của hiện đại hóa và chủ nghĩa cá nhân đối với cảm giác thuộc vềý niệm về cộng đồng của chúng ta thật sự phức tạp. Một số dạng cộng đồng đang suy giảm trong khi những dạng khác có vẻ đang gia tăng. Chúng ta có thể mất đi những cộng đồng tổ tiên lâu đời, nhưng lại có cơ hội tình nguyện tham gia vào những dạng cộng đồng khác – nơi mà cá tính được “bùng nổ” bên cạnh những tâm hồn đồng điệu.

Tuy nhiên, nếu muốn cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa hơn – cũng như cuộc sống của con cháu – chúng ta cần cùng nhau tìm cách tăng cường những dạng cộng đồng đang có. Ý nghĩa sống là về việc kết nối. Cách hiệu quả và dễ dàng nhất để cải thiện hạnh phúc và ý nghĩa sống của bản thân thường là thay đổi lăng kính của bạn: tập trung ít hơn vào bản thân và nhiều hơn vào việc kết nối với người khác.

Vài năm trước khi Sebastian Vettel trở thành nhà vô địch giải đua Công thức 1 trẻ nhất thế giới – và bốn lần vô địch liên tiếp sau đó – bác sĩ Aki Hintsa đã đưa cho anh một mẩu giấy và một chiếc phong bì, trong đó viết:

Hãy viết ra tên của những người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn và giải thích tại sao họ quan trọng.

Vettel đã làm đúng những gì được yêu cầu, để tờ giấy trong chiếc phong bì và dán lại. Hintsa khuyên anh giữ lấy chiếc phong bì và nói: “Khi thành công đến, sẽ có nhiều người muốn trở thành một phần trong cuộc sống của cậu, Lúc đó, cậu hãy xem lại tờ giấy này để biết ai là người bạn thực sự của cậu và nhớ giữ liên lạc với họ nhé.”

Bác sĩ Hintsa đã sử dụng bài tập này với nhiều khác hàng của mình, thường yêu cầu họ ghi ra một danh sách những người mà họ muốn cùng ra khơi vài tháng hay đến một hòn đảo xa xôi.

Hãy nghĩ về điều này: Bạn muốn đi cùng ai? Hãy xác định những người thực sự quan trọng với bạn mà chỉ cần ở bên họ thôi bạn đã được tiếp thêm sinh lực và ý nghĩa sống, bạn có thể làm được việc này hay không?

Một khi đã xác định được họ là ai, hãy nghĩ xem hiện tại bạn đang dành bao nhiêu năng lượng và thời gian cho họ.

Hơn nữa, hãy nghĩ về sự tương tác của bạn với họ: Bạn có thật lòng với họ và với bản thân mình không?

Khách hàng của Hintsa đa số thuộc tầng lớp thượng lưu và là tuýp người thành công – những người thường hy sinh những mối quan hệ gia đình và bạn bè để tập trung cho sự nghiệp.

Nếu may mắn, tên của bạn sẽ được viết trong phong bì của một ai đó mà bạn yêu thương.

Ví dụ, một doanh nhân có thói quen đưa vợ con đi nghỉ ở những nơi xa xỉ. Ở đó, anh ta đăng ký cho các con tham gia các tour phiêu lưu khám phá và đưa vợ vào spa. Khi đã lo xong cho gia đình, anh ta sẽ lại dành thời gian để tiếp tục làm việc.

Nếu chuyện này lâu lâu mới xảy ra thì không phải vấn đề lớn, nhưng nếu hành vi này trở thành một thói quen thì đây lại là vấn đề lớn. Những đứa con chỉ muốn đi chơi còn người vợ chỉ thích cả ngày ở spa. Nếu việc tận hưởng những thứ xa xỉ này đồng nghĩa với việc đánh mất sự gắn kết gia đình, thì không một kỳ nghỉ đắt đỏ nào có thể chữa lành một mối quan hệ cha con hay một cuộc hôn nhân bị rạn nứt.

Lời khuyên từ Hintsa: Việc dành thời gian cho những người bạn yêu thương nên là ưu tiên số một.

Vài năm sau, khi đã trở thành một vận động viên đua xe nổi tiếng toàn cầu, mọi người đều muốn là một phần trong cuộc đời của Sebastian Vettel. Anh nhớ những gì đã viết trong chiếc phong bì, và qua bao năm vẫn cẩn thận bảo vệ những người quan trọng nhất đối với mình, dành thời gian cho gia đình cùng những người bạn thân thiết nhất giữa cánh truyền thông quá khích và danh tiếng đã tạo dựng được. Anh vẫn ở bên người bạn từ thuở ấu thơ Hanna Prater và cùng cô xây dựng tổ ấm với hai đứa trẻ.

Anh nhận ra rằng dù thành công đến cỡ nào, bí mật của một cuộc sống tươi đẹp và có ý nghĩa là giữ cho mình một vài người thực sự quan trọng trong cuộc sống – những người mà bạn có thể hoàn toàn tin tưởng, quan tâm và yêu thương. Dù các bạn chuẩn bị cùng nhau ra khơi nhiều tháng trời hay sắp cập bến một hòn đảo xa lạ, hay chỉ đơn giản là chống chọi với sự tẻ nhạt của cuộc sống hằng ngày, đây là những người mà bạn luôn muốn giữ lại bên cạnh mình cho dù có chuyện gì xảy ra. Họ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn và bạn cũng sẽ làm điều tương tự với họ. Nếu may mắn, tên của bạn sẽ được viết trong phong bì của một ai đó mà bạn yêu thương.

Theo: https://ideas.ted.com/want-a-more-meaningful-life-ask-yourself-who-would-i-take-to-a-remote-island/

%d bloggers like this: