Góc tối trong tính cách – Chúng ta “xấu xa” hơn những gì mình nghĩ

Khi quan sát mọi người xung quanh – đặc biệt là trên mạng xã hội – cũng như khi tôi nhìn lại cuộc đời mình và cách mà tôi “giới thiệu” mình với thế giới cho tới bây giờ, có vẻ như chúng ta đã và đang quá quan tâm đến hình ảnh cá nhân của bản thân.

Góc tối trong tính cách - Chúng ta "xấu xa" hơn những gì mình nghĩ

Dù chúng ta nghĩ rằng đã hiểu rõ chính mình thì liệu đó có phải là sự thật? Hay cái chúng ta đang thể hiện với thế giới – và bản thân – chỉ là phản chiếu một phần bản chất của chính chúng ta? Có khi nào ta đang kiềm nén việc bộc lộ những góc tối của bản thân và ẩn bên trong là một con quái vật có thể sẽ “thức tỉnh” bất kỳ lúc nào có thể?

Chúng ta luôn định nghĩa và xác định lại bản thân mình là ai, và đồng thời chúng ta cũng đánh giá hành vi của người khác.

Trong xã hội, chúng ta được mong đợi là sẽ hành xử theo vài khuôn mẫu nhất định. Có bao nhiêu quy tắc ứng xử và hệ thống đạo đức mà chúng ta có trong xã hội, ở nơi làm việc, ở nhà, ở nhà hàng, trong những buổi tiệc v.v..?

Hậu quả là chúng ta khoác lên vô số mặt nạ, là tập hợp các hành vi cũng như niềm tin về bản thân và cách chúng ta liên kết với thế giới. Chiếc mặt nạ như thế gọi là “mặt nạ nhân cách xã hội” (persona); là nguồn gốc của từ “con người”(person).

Vấn đề với persona là nhiều người thể hiện bản thân họ theo khuôn khổ nhất định của xã hội, còn những đặc điểm không mong muốn bị kìm giữ trong góc khuất tâm hồn. Việc này xảy ra có ý thức cũng như trong vô thức. Bác sĩ tâm thần học người Thụy Sỹ Carl Jung gọi những “điểm đen” này là góc tối (shadow).

Điều đáng buồn là nhiều người không thật sự biết rằng họ cũng có những góc tối này. Đặc biệt là những người tin rằng “mặt nạ nhân cách xã hội” chính là tính cách thật của họ và không thể có góc khuất nào cả. Họ có thể có những suy nghĩ và mong muốn không thoải mái, nhưng họ sẽ nhanh chóng kìm nén chúng. Nhưng khi càng làm thế, góc tối đó ngày càng trở nên lớn hơn và xấu xí hơn.

Bất hạnh thay, khi con người nói chung không tốt như họ tưởng tượng hoặc muốn trở thành. Mọi người luôn có “góc khuất” bên trong tâm hồn mình, càng ít thể hiện “góc khuất” ra bên ngoài thì bóng tối bên trong sẽ càng trở nên đen tối và dày đặc hơn

Carl Gustav Jung, Tâm lý và Tôn giáo: miền Tây và miền Đông (1938), Tâm lý và Tôn giáo, p 131.

Ví dụ điển hình về việc này là các vụ bê bối lạm dụng trong cộng đồng tôn giáo hoặc tâm linh. Những vị trí có ảnh hưởng nhất định như linh mục, tu sĩ, thánh nhân…. thường phải cư xử có chừng mực và theo khuôn khổ, trái ngược với bản chất người bình thường. Hơn nữa, xã hội cũng luôn muốn “thần thánh hóa” những hành động của họ.

Tuy không phải ai cũng là “thánh nhân giả”, nhưng sự thật là một số người không thể hợp nhất những đặc điểm tính cách không mong muốn của họ. Sau một thời gian thì những “bong bóng” chứa đựng các mong muốn này bắt đầu vỡ ra, và bóng tối mà họ kiềm chế trong thời gian dài dần biểu lộ ra ngoài, và dĩ nhiên, hậu quả chẳng tốt đẹp gì.

Góc tối trong tính cách - Chúng ta "xấu xa" hơn những gì mình nghĩ

Con người với những góc khuất dày đặc thường hay phán xét một cách cực đoan. Họ che đậy khiếm khuyết của mình và thường dùng chính những sai sót đó để nhanh chóng phán xét người khác. Thực tế, họ thấy những điều mà họ cố gắng che giấu ở bản thân khi nhìn vào người khác.

Bằng cách hướng bóng tối của bản thân lên người khác, ít nhất chúng ta không phải nhìn vào vực thẳm trong tâm trí mình. Nhưng sự kích động đơn thuần khi nhìn thấy mặt tối của bản thân ở người khác là dấu hiệu cho thấy chúng ta cần phải làm gì đó.

Dù chúng ta nên hành xử như những công dân tử tế, niềm nở với hàng xóm, làm tốt công việc của mình, tuân thủ luật lệ xã hội…. nhưng ở sâu thẳm bên trong vẫn ẩn giấu khả năng to lớn chứa sự độc ác. Chiến tranh thế giới thứ hai là một ví dụ điển hình cho việc những người bình thường có thể biến thành những tên sát nhân khát máu như thế nào.

Sự thay đổi trong tính cách hình thành từ tập hợp các tác động dồn nén. Một sinh vật hiền lành và biết suy nghĩ có thể trở thành một kẻ điên hoặc một con thú man rợ. Con người luôn có khuynh hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài, nhưng thảm họa sẽ không xảy ra nếu bên trong chúng ta không có góc tối nào – Carl Gustav Jung.

Có thể, thật khó để chấp nhận mặt tối của mình. Thay vào đó, việc nhìn thấy những tội ác khủng khiếp gây ra bởi một thế lực tâm linh nào đó không phải là người sẽ dễ chấp nhận hơn. Trong một số tín ngưỡng tôn giáo, họ đổ lỗi cho những thế lực bên ngoài như linh hồn hoặc ác quỷ. Nhưng nếu chiến tranh bùng nổ vào ngày mai: bạn có chắc là mình sẽ không bị “biến chất”? 

Chiến tranh có thể là một ví dụ cực đoan. Vì thế, hãy xem xét dưới góc nhìn về gia đình.

Nếu bạn nghĩ bản thân là người tốt hay là người tuyệt vời, thậm chí có thể là một hiền nhân; một người có thể dạy người khác cách sống, lan tỏa lòng tốt, luôn ở bên những người thân yêu, quyên góp tiền cho các tổ chức từ thiện, được mọi người tôn vinh. Đằng sau chiếc mặt nạ đó, có thể là sự xấu xí mà bạn đã che đậy từ lâu, và ngay cả bạn còn không biết? Hoặc có lẽ bạn biết, nhưng bạn từ chối nhận ra nó?

Đó có phải là lý do mà dường như phải mất rất nhiều nỗ lực để trở thành một người tuyệt vời – ngày này qua ngày khác – và khi càng cố gắng, có lẽ bạn càng cảm thấy xung đột nội tâm? Có khi nào vị linh mục thật sự chỉ là một kẻ thích kiểm soát? Vị tỷ phú nhân ái đó chỉ làm từ thiện vì danh tiếng? Và vị đạo sư mà bạn yêu thích chỉ làm việc thiện vì tiền?

Góc tối trong tính cách - Chúng ta "xấu xa" hơn những gì mình nghĩ

Bất cứ thứ gì chúng ta theo đuổi – bao gồm cả lý do chúng ta kể với mọi người tại sao chúng ta theo đuổi cái chúng ta đang theo đuổi – hầu như đã được che giấu ý định mà chúng ta không muốn biết, và nếu chúng bộc lộ ra ngoài thì chúng ta sẽ tìm cách “kìm” lại ngay lập tức. Người Đức gọi những ý định này là ‘’hintergedanken” (tạm dịch: động cơ thầm kín).

“Động cơ thầm kín” là một cách nghĩ ẩn sâu trong tâm trí bạn. Trong lòng bạn biết rõ điều đó nhưng lại không thể thừa nhận – Alan watts.

Thông qua “động cơ thầm kín”, chúng ta có thể nhận ra có gì đó không ổn bên trong mình nhưng không muốn thể hiện ra với thế giới, mặc dù chúng ảnh hưởng nhiều đến hành động của ta. Ngoài ra, nếu chịu khó quán xét những lời đánh giá của mình về người khác, ta có thể nhận diện chính xác góc tối của mình.

Carl Jung tin rằng nếu con người nhận thức được góc tối của mình và tìm cách kết hợp chúng vào tính cách của bản thân thì sẽ có khả năng cân bằng 2 mặt cá tính này tốt hơn. Carl Jung gọi quá trình này là “sự cá nhân hóa”, là sự dung hòa các khía cạnh trong tính cách, bao gồm cả những góc tối để chúng ta có thể thật sự “hợp nhất” con người thật của mình.

Vì vậy, để giảm thiểu mặt tối bên trong ta không nên kìm nén nó. Những gì ta nên làm là khiến điều vô thức trở nên có ý thức.

Góc tối không phải lúc nào cũng chứa đựng điều tiêu cực. Bạn có thể kìm nén hay che đậy những mặt tính cách “không theo chuẩn mực xã hội” của mình trong nhiều năm, nhưng thật ra, có thể chính chúng mới giúp ta hiểu rõ bản thân mình.

Khi đủ dũng cảm để nhận ra góc tối và xem xét kỹ hơn chiếc “mặt nạ nhân cách xã hội” của mình, lúc đó chúng ta sẽ có khả năng chấp nhận chúng một cách tự nguyện, cảm nhận được vẻ đẹp của sự không hoàn hảo này và thậm chí là đạt được lợi ích từ chúng. Như nhà tâm lý học Marion Woodman từng nói: “đêm cũng quý như ngày”.

Lược dịch từ https://einzelganger.co/the-shadow/

%d bloggers like this: