Vì sao khi có chuyện xảy ra, “não” của chúng ta thường tìm ai đó để đổ lỗi?

Một số người thường không chấp nhận được những sai lầm của mình. Vì vậy, thay vì chịu trách nhiệm với những hành động đó, họ lại tìm cách đổ lỗi cho người khác.

Vì sao chúng ta thường tìm kiếm "ai đó" để đổ lỗi?

Đó là cách bộ não tránh phải đối mặt với thực tế. Mặc dù khó nhận ra, nhưng thật sự bộ não của chúng ta thường sẽ tìm kiếm ai đó để đổ lỗi cho những điều xảy ra, dù là vấn đề quan trọng hay tầm thường, vụn vặt.

Việc tìm kiếm ai đó để đổ lỗi cho những nỗi buồn, sự kém may mắn hay những thất bại là sức mạnh của cơ chế phòng vệ, bởi vì bạn có thể chuyển những điều này cho người. Nếu người yêu bạn đột ngột đề nghị chia tay, bạn sẽ nghĩ rằng có thể đã xuất hiện người thứ ba. Dù có thể, đó chỉ là dấu hiệu tình yêu đã đến điểm dừng. Khi bạn trượt một kì thi thì đó có thể là lỗi ở giáo viên thay vì ở bạn. Dường như tìm kiếm “vật thế mạng” là việc mà hầu hết chúng ta thường làm.

Trò chơi đổ lỗi có thể được so sánh với việc bật quạt và phân bổ trách nhiệm cho những điều xảy ra với bạn một cách ngẫu nhiên. Một số người làm điều đó một cách công khai. Tuy nhiên, cũng có một số người biết kiềm chế bản thân trước khi chỉ trích người khác. Hiện tượng này thực sự phổ biến hơn bạn nghĩ và cho thấy một điều: Khả năng kiểm soát cảm xúc kém.

Khi mọi thứ diễn ra đối lập với những gì bạn hy vọng hoặc mong đợi, bạn cần hiểu rõ điều gì đã xảy ra. Điều này đôi khi xảy ra do bạn đổ lỗi cho người khác. Chúng ta hãy xem xét thận trọng hơn vấn đề này. Tại sao não của chúng ta thường tìm kiếm ai đó để đổ lỗi cho những gì đã xảy ra?

Hãy tưởng tượng bạn đang đi dạo trên phố và một vài chiếc lá rơi trên mặt đất làm bạn trượt ngã. Khi đứng dậy, có lẽ bạn sẽ cảm thấy khó chịu và tức giận vì đã làm một trò ngốc nghếch, bạn bắt đầu nghĩ rằng đó là lỗi của chính quyền địa phương. Lẽ ra họ nên dọn dẹp mọi thứ rơi trên mặt đất để giữ cho vỉa hè sạch đẹp.

Vì sao chúng ta thường tìm kiếm "ai đó" để đổ lỗi?

Tìm cách đổ lỗi đôi khi sẽ dễ dàng hơn chấp nhận một sự thật đơn giản: xui xẻo luôn tồn tại và không phải lúc nào cũng có thể tìm ra thủ phạm cụ thể – đó là cuộc sống. Đôi khi cuộc sống ngẫu nhiên đem đến cho bạn những điều xui xẻo, nên thật vô ích khi bạn cố tìm người đổ lỗi.

Tuy nhiên, não của chúng ta cần một người như vậy. Nó cần tìm ai đó để đổ lỗi cho những gì xảy ra với chúng ta. Bằng cách nào đó, bộ não của bạn bị chi phối bởi luật nhân – quả. Nếu điều gì đó xảy ra, ắt hẳn phải có nguyên nhân phía sau. Hơn nữa, bộ não sẽ thì thầm với bạn rằng nguyên nhân của những vận xui ấy đều xuất phát từ “ai đó” chứ không phải là bạn. Khi làm vậy thì những cảm xúc tiêu cực, tức giận hoặc bối rối mà sự thất bại gây ra sẽ được giải phóng.

Vì sao bộ não hay chơi “trò đổ lỗi”?

Trên thực tế, phương tiện truyền thông hiểu rõ cơ chế đổ lỗi này và cố gắng khai thác chúng. Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Amsterdam, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những tờ báo giật gân nhất thường có một chiến lược chung, đó là luôn tìm kiếm ai đó để đổ lỗi cho sự việc xảy ra.

“Thủ phạm” hầu như luôn luôn là những người quan trọng, những người nổi tiếng hoặc một thế lực chính trị nào đó. Vì vậy, rất dễ dàng để thao túng quá trình này. Tuy nhiên, đó cũng là điều mà đa số chúng ta đều sử dụng một cách vô thức, vì những lý do sau:

Con người thực hiện điều này như một cơ chế tự vệ, đổ lỗi cho người khác giúp giải phóng chúng ta khỏi trách nhiệm.
• Đổ lỗi là một “chiến lược tấn công” và mọi người thường tìm cách làm tổn thương người khác trong khi họ tức giận.
• Hầu hết mọi người “rất tệ” trong việc phân tích lý do xảy ra của một số sự việc. Họ để bản thân bị cuốn theo những định kiến, thành kiến và phản xạ, nghĩa là họ không quán chiếu hay suy ngẫm về những việc đó.

Mọi điều tiêu cực đều ảnh hưởng đến chúng ta.

Vì sao chúng ta thường tìm kiếm "ai đó" để đổ lỗi?

Thực tế thì kỹ năng kiểm soát cảm xúc của một số người chỉ ngang một đứa trẻ. Họ không chịu được sự thất vọng, cố gắng trốn tránh mọi trách nhiệm và dị ứng với những cảm xúc tiêu cực. Khi phạm sai lầm hoặc khi có điều gì xảy ra mà họ không thể kiểm soát, họ nổi giận, cố tìm thủ phạm và luôn tự nhủ “Đó không phải là lỗi của tôi”.

Việc không chịu đựng được những lỗi lầm, những sự việc không thể kiểm soát hoặc những bất hạnh của cuộc sống khiến họ rơi vào trạng thái tức giận liên tục, và điều này có thể gây ra rắc rối cho bản thân họ lẫn những người xung quanh.

Bạn nên làm gì khi bộ não “tìm kiếm” ai đó để đổ lỗi cho những gì xảy ra?

Khi bộ não cố gắng tìm kiếm ai đó để đổ lỗi cho những gì xảy ra, bạn phải nhận thức được điều này trong tâm trí mình. Tâm trí con người được tạo thành từ nhiều cơ chế tự vệ mà chúng ta thường không nhận ra. Vì vậy, chúng ta để bản thân bị cuốn theo những suy nghĩ phi lý trí kiểu như: “Điều này xảy ra với tôi là có lý do và ai đó là người đáng trách”.

Nói chung, trước khi tìm “vật thế mạng”, bạn nên dành thời gian suy ngẫm. Trước khi đổ lỗi cho người khác, dù đó là xã hội nói chung hay các chính trị gia, hãy thử nghĩ về trách nhiệm của bạn. Hãy cố gắng nhận thức mức độ trách nhiệm của bạn.

Trước khi đổ lỗi cho bất cứ ai, hãy tập trung vào bản thân và tìm giải pháp cho những gì đang xảy ra với bạn. Đây là “chiến lược hiệu quả” duy nhất giúp bạn trở thành một người có trách nhiệm hơn.

Nguồn: https://exploringyourmind.com/why-your-brain-always-looks-for-someone-to-blame/

%d bloggers like this: