Nghệ thuật “mở lòng” với mọi người

Bạn là một người hòa đồng và thú vị. Bạn mang niềm vui đến cho mọi người bằng cách tự chế nhạo bản thân (self-deprecating) hay những câu chuyện cười nhẹ nhàng. Bạn là một người vô tư. Bạn ưa nhìn, và bạn có thể biến một buổi đi chơi đêm thành một chuyến phiêu lưu “bán lãng mạn”. Bạn thực sự quan tâm đến người khác, bạn luôn lắng nghe những vấn đề của họ và đưa ra lời khuyên.

Nghệ thuật "mở lòng" với mọi người

Tóm lại, bạn thân thiện với mọi người.

Tuy nhiên, nếu trong bữa tối tuần này, chẳng may bạn bị chết nghẹn, chắc cũng không cần đến một cỗ quan tài. Vào thời điểm đó, liệu có ai quan tâm đến bạn không? Hay xác của bạn sẽ bị phân hủy trong căn hộ của mình cùng đống rác rưởi và lớp bụi dày nhiều năm.

Vấn đề là: bạn không có bạn bè.

Đó là một câu hỏi hóc búa mà tôi đã cất công tìm kiếm câu trả lời trong rất nhiều năm. Tôi đã cống hiến hết mình cho công ty, thế nhưng mối quan hệ giữa tôi với bạn cùng lớp cũng như đồng nghiệp chưa bao giờ vượt quá mức xã giao. Tôi không bao giờ là “một trong số đó”, và tôi chỉ được mời đến những bữa tiệc lớn, chung chung, chưa bao giờ được tham gia những cuộc tụ họp thân mật chỉ vài người. Trong nhiều năm, tôi không thể hiểu được rốt cuộc mình đã làm gì sai.

Cho đến cách đây vài năm, khi tôi gặp nhiếp ảnh gia Jimmy Nelson, tôi đã bước đầu giải đáp được những băn khoăn của mình. Ông ấy nói với tôi rằng, chìa khóa để kết nối với mọi người đó là, bạn phải biết cách tâm sự với mọi người.

Jimmy là chuyên gia trong việc tạo dựng những mối quan hệ, có lẽ hơn bất kỳ người phương Tây nào trên hành tinh này. Trên hành trình ghi dấu ấn và làm sáng tỏ mẫu số chung của chúng ta với tổ tiên chúng ta – ông ấy đã dành nhiều năm du lịch đến những nơi hẻo lánh nhất, và đến thăm nhà của hơn 35 bộ lạc bản địa. Không có ngôn ngữ chung hay sự tương đồng về văn hóa, ông ấy phải tìm mọi cách để kết nối với họ.

Cách tiếp cận, theo như ông ấy nói, là như thế này:” Bạn phải thể hiện phần “con người” nhất của mình.… để người khác có thể hiểu về bạn, thấy rằng bạn đang có tâm sự, bạn đang “yếu đuối” và họ cũng sẽ mở lòng với bạn.”

Khi suy nghĩ về những gì ông ấy nói, như được khai sáng, tôi dần nhận ra rằng tôi đang thiếu cảm-giác-yếu-đuối-này. Hay đúng hơn là tôi luôn né tránh nói ra tâm sự của mình với người khác. Tôi luôn tìm cách che giấu và không bao giờ chia sẻ những băn khoăn hay nỗi bất an của mình với bất kỳ ai. Thay vào đó, tôi lảng tránh mọi câu hỏi riêng tư bằng một câu châm biếm bâng quơ. Khi tôi chia tay người yêu, cô ấy đã bật khóc. Trong lòng tôi cũng đang khóc, nhưng tôi cố kìm nén để không thể hiện ra bên ngoài. Bằng mọi giá.

Nghệ thuật "mở lòng" với mọi người

Tôi có một khoảng thời gian khó khăn trong việc kết nối với mọi người, bởi vì tôi không sống không thật với cảm xúc của chính mình. Nói đúng hơn, tôi chỉ đang “diễn”.

Trong xã hội hiện đại, thể hiện sự “yếu đuối” không đồng nghĩa với việc bạn nên đi khắp nơi kể lể những câu chuyện cuộc sống của mình mỗi khi gặp bất cứ ai, hay khóc sướt mướt trong những buổi hẹn hò trên Tinder, cũng không có nghĩa phải tỏ ra thật đáng thương. “Yếu đuối” ở đây đơn giản là bạn phải thành thật với cảm xúc của mình. Đôi khi, bạn cũng cần phải dũng cảm thể hiện nó ra bên ngoài với người mà bạn cảm thấy tin tưởng.

Giống như những người dân bản địa mà Jimmy Nelson gặp, những người mà chúng ta gặp hàng ngày luôn đánh giá xem chúng ta có phải là người mà họ có thể tin tưởng để qua lại hay không. Cách tốt nhất để rút ngắn khoảng cách giữa hai người xa lạ là biết cách chia sẻ câu chuyện hay khó khăn của mình với người khác.

Bạn khỏe không? Chúng ta sẽ trả lời ngắn gọn là “Tôi khỏe” hay chúng ta sẽ biểu đạt theo cảm nhận riêng của mình? Chuyện tình cảm của bạn sao rồi? Chúng ta sẽ lảng tránh câu hỏi đó, hay sẽ tin vào lời khuyên của họ và tiết lộ rằng chúng ta đã chia tay người yêu. Công việc ở vị trí mới của bạn như thế nào? Chúng ta sẽ tỏ ra tự hào hay sẽ tâm sự với đồng nghiệp rằng bạn đang bị quá tải công việc và nhờ họ giúp đỡ.

Việc thẳng thắn bày tỏ cảm xúc của mình đã tạo nên điều kỳ diệu trong đời sống xã hội của tôi. Cuối cùng, nó giúp tôi từ một-người-quen-lâu-năm trở thành một người bạn. Hơn nữa, tôi bắt đầu nhận ra rằng, những người không ngại thổ lộ suy nghĩ của họ rất có sức hút đối với tôi. Phần lớn những quan hệ sâu sắc nhất đều được xây dựng từ khoảnh khắc mà họ chịu mở lòng tâm sự với tôi.

Một lần nọ, một người đồng nghiệp tài giỏi tâm sự với tôi những lo lắng của anh ấy về chất lượng công việc của mình. Một lần khác, một bạn cùng lớp đại học, người có tính cách hướng ngoại trái ngược hoàn toàn với tôi, tâm sự rằng cậu ấy đang phải chiến đấu với bệnh trầm cảm. Khoảnh khắc họ nói ra tâm sự của mình đã biến một người quen trở thành một người gần-như-là-bạn.

Nghệ thuật "mở lòng" với mọi người

Bạn có thể lo rằng, việc tạo thói quen giãy bày những vấn đề cá nhân sẽ ảnh hưởng xấu đến bạn, bạn sẽ bị phụ thuộc và tự cho mình là trung tâm. Quả thực, lời khuyên của Nelson nghe có vẻ như là đang làm những việc trái ngược với phần lớn lời khuyên của các bậc thầy: tập trung quá nhiều vào bản thân chúng ta.

Ví dụ, một trong những triết lý cơ bản của cuốn sách kinh điển, How to Win Friends and Influence People, là chúng ta phải trở thành một người biết lắng nghe và nói những điều mà người khác muốn nghe, chứ không phải là về điều chúng ta muốn nghe. Thực ra, đây cũng là điều mà Nelson hướng đến, chỉ là được giải thích theo một cách khác mà thôi.

Khuyến khích người khác nói về bản thân họ, về những thứ họ yêu quý nhất, khiến họ cảm thấy có giá trị và quan trọng. Chúng ta sẽ được đánh giá cao vì hiếm có ai để cho người khác thỏa thích nói về bản thân mình mà không cảm thấy nhàm chán. Như nhà tâm lý học John Dewey đã nói: “Sự thôi thúc từ sâu thẳm trong bản chất của con người là khao khát được coi trọng.”

Mở lòng tâm sự với người khác cũng là một cách giúp cho người bạn đang đối thoại cảm thấy được trân trọng. Khi bạn đủ tin tưởng để chia sẻ những vấn đề cá nhân của mình thì người lắng nghe hoàn toàn khẳng định được tầm quan trọng của họ – một người đáng tin và có những lời khuyên giá trị. “Ồ, cậu ấy đã tin tưởng chia sẻ những bí mật thầm kín với mình. Có thể là mình cũng đủ đáng tin và chín chắn.” họ nghĩ. Trong tiềm thức, họ tự khen ngợi chính mình. Madeline Miller có cách diễn đạt về điều này tốt hơn tôi: ”Anh cho tôi xem vết sẹo của mình, và đổi lại anh ta khiến tôi phải vờ tỏ ra rằng tôi không có nó.”

Bài gốc được đăng trên trang Medium

%d bloggers like this: